Quần đảo Cát Bà tận dụng 'đòn bẩy' du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngay sau khi tổ chức UNESCO công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới, nhiều chuyên gia, du khách kỳ vọng du lịch Hải Phòng phát triển mạnh mẽ trong gian tới. 
Quần đảo Cát Bà tận dụng 'đòn bẩy' du lịch

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường, thành phố sẽ ký kết cụ thể với tỉnh Quảng Ninh về quy hoạch, bảo vệ di sản, tuyên truyền, phát huy giá trị của di sản đến với bạn bè trong nước, quốc tế.

Ông Phạm Trí Tuyến, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch huyện Cát Hải (Quần đảo Cát Bà nằm trên địa bàn huyện Cát Hải) cho biết, địa phương đã phối hợp với các đơn vị trong thành phố và tỉnh Quảng Ninh tham mưu cho các ban ngành hai bên xây dựng kế hoạch phát triển di sản lâu dài, bền vững. Các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Quy chế phối hợp quản lý các điểm du lịch thuộc Vịnh Lan Hạ (quần đảo Cát Bà) và Vịnh Hạ Long.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam Đinh Thị Thanh Loan chia sẻ rằng sự kiện Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được ghi danh vào danh sách Di sản Thiên nhiên Thế giới không chỉ là niềm vinh dự của hai địa phương mà còn là niềm tự hào chung của người dân Việt Nam, nhất là những người công tác trong lĩnh vực văn hóa và du lịch.

Trước đây, Hải Phòng và Quảng Bình đã có đường bay thẳng và có nhiều sự kiện kết nối, thúc đẩy du lịch. Thời gian tới, các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh hơn hoạt động liên kết để phát huy giá trị hai miền di sản cùng được UNESCO ghi danh Di sản Thiên nhiên Thế giới là Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) và Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng). Các địa phương cần phối hợp tuyên truyền để mỗi người dân, du khách hiểu về giá trị của di sản, góp phần bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản.

Chị Nguyễn Hồng Điệp, du khách Hà Nội từng trải nghiệm hoạt động du lịch du thuyền trên quần đảo Cát Bà cho biết, chị đã đi du lịch ở nhiều địa danh trong nước và thế giới, song trải nghiệm du lịch trên đảo Cát Bà có nhiều điểm thú vị và hấp dẫn.

Hiếm có điểm du lịch nào du khách được trải nghiệm nhiều sản phẩm du lịch trong một chuyến đi như tại Cát Bà.

Du khách có thể trải nghiệm các hoạt động du lịch biển (tắm biển, tham gia các hoạt động trèo thuyền trên vịnh, ngủ trên du thuyền), du lịch sinh thái, mạo hiểm (thăm quan, trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Cát Bà, sinh sống trong không gian đặc trưng của vùng quê Bắc bộ ở xã đảo Việt Hải). Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới sẽ mở rộng cánh cửa để du lịch Hải Phòng khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới.

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà nằm ở phía Đông Bắc, cách Hà Nội 165km, được mệnh danh là "hòn ngọc của vịnh Bắc Bộ", "bản giao hưởng" của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la. Các khu vực tự nhiên có diện tích vùng lõi là 65.650 ha, vùng đệm có diện tích 34.140 ha.

Việc mở rộng Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long gồm cả Quần đảo Cát Bà sẽ tăng thêm giá trị vốn có của di sản, được minh chứng qua sự hài hòa về cảnh quan, địa chất, địa mạo, hệ sinh thái và đa dạng về các loài động thực vật. Các giá trị nổi bật toàn cầu của khu vực được xác định gồm kiến tạo vật lý và sinh học; kiến tạo địa chất, địa lý là môi trường sống của nhiều loài động, thực vật bị đe dọa theo quan điểm thẩm mỹ, khoa học và bảo tồn.

Cát Bà là một trong ba trọng điểm du lịch của Hải Phòng. Trong 9 tháng của năm 2023, khách du lịch đến Cát Bà ước đạt trên 2,4 triệu lượt. Năm 2023, nơi đây đặt mục tiêu thu hút 3 triệu lượt trong tổng 7,5 triệu lượt khách đến Hải Phòng.

Huyện Cát Hải có 313 cơ sở lưu trú với 6.566 phòng nghỉ (thuộc các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà có phòng cho khách du lịch thuê). Hiện có 129 tàu chở khách tham quan, lưu trú nghỉ đêm đang hoạt động trên các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà.

Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng đoàn Kiểm tra số 1921 phát biểu tại buổi làm việc.
Hà Nam tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn”
(Ngày Nay) - Ngày 18/3, Đoàn kiểm tra số 1921 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam.
Di tích lịch sử văn hóa đình Yên Duyên. (Ảnh minh hoạ)
Hà Nội: Thêm 567 di tích được "phát hiện" sau kiểm kê
(Ngày Nay) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quy định về việc phê duyệt bổ sung danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố từ ngày 31/12/2015 đến ngày 31/1/2025. Theo đó, thành phố có thêm 567 di tích được bổ sung vào danh mục 5.922 di tích đã được UBND thành phố phê duyệt vào tháng 10/2016.
Bị can Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo"), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn.
Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hối lộ các cựu cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc 45,4 tỷ đồng và 2,32 triệu USD
(Ngày Nay) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan.
Cán bộ Công an phường Bình Thọ hướng dẫn làm thủ tục cho người dân.
TP.HCM: Nhiều thuận lợi trong ngày đầu cấp, đổi giấy phép lái xe tại phường, xã, thị trấn
(Ngày Nay) - Bắt đầu từ ngày 17/3, Công an Thành phố Hồ Chí Minh chính thức triển khai tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe tại 22 điểm phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố. Tuy ngày đầu người dân đến làm thủ tục khá đông đúc nhưng các khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Nhiều trường học miền núi Thanh Hóa thiếu trang thiết bị dạy học.
Thanh Hoá: Nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học tại các trường miền núi
(Ngày Nay) - Dù ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhưng thực tế, tình trạng thiếu trang thiết bị giảng dạy, cơ sở vật chất vẫn xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở các trường ở địa bàn miền núi. Hiện các nhà trường đang nỗ lực khắc phục tình trạng này, đảm bảo cho học sinh được học tập tốt.