Hamas kêu gọi UNESCO bảo vệ Nhà thờ Hồi giáo Omari

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hamas kêu gọi tổ chức UNESCO lên tiếng bảo vệ các di tích lịch sử ở Dải Gaza khi cuộc tấn công của quân đội Israel đã khiến nhà thờ lâu đời nhất trên lãnh thổ Palestine trở thành đống đổ nát.
Phần còn lại của một nhà thờ Hồi giáo bị phá hủy tại Dải Gaza. Ảnh: Reuters
Phần còn lại của một nhà thờ Hồi giáo bị phá hủy tại Dải Gaza. Ảnh: Reuters

Các đoạn phim và hình ảnh được đăng trên mạng xã hội cuối tuần này cho thấy Nhà thờ Hồi giáo vĩ đại Omari, nhà thờ lớn nhất và lâu đời nhất ở Thành phố Gaza, đã biến thành đống đổ nát.

Chỉ có ngọn tháp là còn nguyên vẹn, trong khi khu vực xung quanh, vốn từng là thánh địa của người Thiên chúa giáo hoặc Hồi giáo ít nhất từ thế kỷ thứ năm, gần như bị bom đạn tàn phá hoàn toàn.

Bộ Cổ vật của Hamas lên án hành động “lục soát các địa điểm lịch sử và khảo cổ” của quân đội Israel: “Tội ác nhắm mục tiêu và phá hủy các địa điểm khảo cổ sẽ thúc đẩy thế giới và UNESCO hành động để bảo tồn di sản văn hóa và văn minh vĩ đại này”.

Phía Hamas ước tính rằng 104 nhà thờ Hồi giáo đã bị san bằng kể từ khi chiến tranh nổ ra. Hamas cho biết Nhà thờ Hồi giáo vĩ đại Omari và Nhà thờ Hồi giáo Othman bin Qashqar, cũng ở Thành phố Gaza, đã bị tấn công bởi các cuộc không kích của quân đội Israel vào thứ Năm và thứ Sáu tuần này.

Ngoài các nhà thờ Hồi giáo cổ, những di tích tiêu biểu của Gaza như công trình Hammam al-Samara, nhà tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng tại vùng lãnh thổ này, nơi người dân Gaza đã tắm trong hơn 1.000 năm, cũng nằm trong danh sách bị hư hại do chiến tranh.

Hamas cho biết ba nhà thờ cũng đã bị phá hủy, trong đó có Nhà thờ Chính thống Hy Lạp Saint Porphyrius 1.000 năm tuổi, nhà thờ cổ nhất vẫn còn hoạt động trong lãnh thổ.

Di sản kiến trúc của Gaza đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong các cuộc chiến giữa Israel và Hamas, lực lượng hiện cai trị vùng lãnh thổ chật hẹp này kể từ năm 2007.

Về phần mình, Israel đã nhiều lần cáo buộc Hamas sử dụng nhà thờ Hồi giáo, trường học và các cơ sở hạ tầng dân sự khác để làm nơi trú ẩn cho các tay súng của mình.

Theo SCMP
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.