Ra mắt sách Người Thầy: "Thầy dạy trò không thể nào chỉ về mặt kiến thức!"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - "Qua 20 năm dưới sự bảo ban của ông, tôi mới hiểu, một người thầy dạy trò không thể nào chỉ dạy về mặt kiến thức mà bao giờ cũng phải dạy đạo đức, dạy cách làm người, làm học trò, từ đấy mới có cái để mà học về nghề".

“Khi cuốn sách ra đời, tôi và Nhà xuất bản Quân đội dự kiến không tổ chức ra mắt mà chỉ làm lễ thắp hương cho chú Ba Quốc và tặng sách cho gia đình. Chúng tôi đã làm điều ấy vào dịp giỗ chú Ba với sự góp mặt của gia đình trong nam ngoài bắc. Nhưng nghe các đồng chí bên Nhà xuất bản nói là sẽ gặp mặt thanh niên TP.HCM thì tôi đồng ý ngay, không băn khoăn gì cả”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về cơ duyên có buổi ra mắt sách “Người Thầy” diễn ra sáng 11/3/2022 tại Nhà văn hoá Thanh Niên.

Ra mắt sách Người Thầy: "Thầy dạy trò không thể nào chỉ về mặt kiến thức!" ảnh 1

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể về người thầy của mình tại buổi giao lưu ra mắt sách tại TP.HCM.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ, nói về công lao, đóng góp, tài năng của ngành tình báo quân sự Việt Nam mà chỉ nói một mình chú Ba Quốc là không đủ và tôi tin, nếu còn sống chú sẽ không bằng lòng khi chỉ nói một mình chú mà phải nói đến cả một rừng sao đều rất sáng của ngành tình báo Quốc phòng Việt Nam, như ông Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), Sáu Trí (Nguyễn Văn Khiêm), Hai Nhạ (Vũ Ngọc Nhạ)... đã đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và vô vàn người anh hùng khác. Ngoài ra còn những người không tên nữa!.

Và đặc biệt, những người như chú Ba Quốc cũng có những người thầy của họ. Họ đã làm nên kỳ tích và chúng tôi là những người gần gũi với những người như vậy mãi đến bây giờ vẫn chưa hiểu hết vì sao chú Ba Quốc và đồng đội đã làm được.

Tôi nghĩ rằng câu chuyện về chú Ba Quốc cũng như những người đồng đội của ông mà nói rộng ra không chỉ là ngành tình báo hay quân đội đâu, mà những câu chuyện của thế hệ Hồ Chí Minh không chỉ là câu chuyện lịch sử, mà là giá trị của dân tộc, đất nước. Tôi luôn cho rằng những giá trị ấy đừng bị bỏ quên, đừng để rơi đi và phải làm sao để con cháu nhiều đời sau này giữ được điều đó.

Chính vì vậy, tôi đã viết về chú Ba Quốc. Tôi là người gần, hiểu chú Ba Quốc và tôi đặt ra trách nhiệm cho bản thân là phải viết. Và nếu như chú còn sống, tôi sẽ nói cháu không viết về chú, cháu viết về thế hệ Hồ Chí Minh, chú là một trong những tấm gương và cháu không viết dành cho chú mà dành cho các bạn trẻ.

Tôi không phải là người chuyên viết lách nên trong sách có nhiều lỗi, có một bạn trong nghề xuất bản tôi tặng cuốn sách xem qua thì có sửa hơn 100 lỗi. Cuốn sách đầu tiên hơn 1.000 trang, nhưng có hai điều cấm kỵ không được tiết lộ của ngành tình báo là phương thức và những câu chuyện cũ nhạy cảm cho nên tôi buộc phải cắt nó đi, bỏ nó đi. Đến phút chót, chương cuối cùng tôi bỏ, tiếc như là mất của.

Ra mắt sách Người Thầy: "Thầy dạy trò không thể nào chỉ về mặt kiến thức!" ảnh 2

“Người Thầy” kể về cuộc đời của ông Ba Quốc, tức Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Đặng Trần Đức.

“Người Thầy” của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể về cuộc đời của ông Ba Quốc, tức Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Đặng Trần Đức (1922 – 2004) – một nhà tình báo xuất sắc của Quốc phòng Việt Nam, hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một điệp viên hoàn hảo, một nhà chỉ huy có tầm nhìn chiến lược sắc sảo, quyết liệt và là một người thầy có cá tính đặc biệt, nghiêm khắc nhưng vô cùng nhân văn, sâu sắc.

“Tôi đã trưởng thành nhờ sự dạy dỗ của ông. Qua 20 năm dưới sự bảo ban của ông tôi mới hiểu, một người thầy dạy trò không thể nào chỉ dạy về mặt kiến thức mà bao giờ cũng phải dạy đạo đức, dạy cách làm người, làm học trò, từ đấy mới có cái để mà học về nghề. Đó chính là bài học mà chú Ba đã dạy cho tôi. Có nghĩa, một con người ở vị trí nào đi chăng nữa phải rèn luyện về đạo đức làm người, làm người tốt đi đã rồi hẵng làm những thứ khác.

Một điều rất đời thường, ông dạy tôi là đã yêu cái gì thì yêu quyết liệt, yêu sống chết. Yêu Tổ quốc sẵn sàng hy sinh vì tình yêu ấy, yêu gia đình thì sống chết vì gia đình, yêu nghề nghiệp thì sống chết với nghề. Đấy là điều thể hiện liên tục trong hàng chục năm tôi ở gần ông Ba Quốc, tôi hiểu điều đó. Cho nên khi về hưu, chúng tôi lo ông buồn thì ông bảo có gì đâu mà buồn: “Tôi sống tình báo nuôi, chết tình báo chôn”.

Trong đời thường ông cũng thể hiện cái đấy, như ở chiến trường, buổi chiều nghỉ ngơi đi tập thể thao, đi đá banh, cái đó là tốt thôi nhưng mà ông không thích lắm. Hỏi vì sao thì ông bảo đá banh mà đau chân thì tới lúc vào chiến dịch lấy ai mà làm. Hay ở đơn vị, chúng tôi có những thời điểm tập văn nghệ và tôi thì biết đánh đàn chút ít, được cơ quan gọi lên tham gia. Lúc về, mình nghĩ ông sẽ khen nhưng lại thấy không vui lắm. Lựa lời hỏi vì sao thì “cậu sang đây để chiến đấu, để công tác chứ có phải đi đánh đàn đâu”. Nói như thế để thấy chú Ba có những cái rất cực đoan nhưng mà đã yêu cái gì thì sống chết vì cái điều ấy", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Ra mắt sách Người Thầy: "Thầy dạy trò không thể nào chỉ về mặt kiến thức!" ảnh 3

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ký tặng sách Người Thầy.

Đến dự buổi ra mắt sách, Tiến sĩ Lê Kiên Thành chia sẻ: “Đầu tiên nhất, tình báo phải nói đến sự chịu đựng, chịu đựng vô bờ bến. Tôi từng nghe câu chuyện người tình báo bị nhốt 1.000 ngày dưới hầm phân. Để sống được, mỗi ngày ông nghĩ ra một câu thơ, một bài thơ 1.000 ngày, nó ghê gớm đến như thế. Khi tôi đến văn phòng của Tổng cục II, trong phòng có treo tên tuổi những người anh hùng và bên cạnh đó có một loạt ngôi sao không có tên, đó là những người không bao giờ xuất hiện, họ hy sinh mà người ta không biết. Cho nên đọc cuốn sách này, tuổi trẻ phải cảm nhận, phải hiểu điều đó chứ không phải là vinh quang của người tình báo. Hy sinh vì lý tưởng, như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói, suy cho cùng, lý tưởng đó là lợi ích của dân tộc, Quốc gia”.

Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu viết về Người Thầy: “Rất khó có thể ngờ, Tướng Vịnh lại thoáng vậy trong Người Thầy với rất nhiều chi tiết, thuật nhìn người của tình báo mà Tướng Vịnh đã trình bày. Lại càng bất ngờ hơn, những đại nhân vật của tình báo hoá ra không phải lạnh lùng, bí ẩn như phim ảnh. Mà lại rất tình người. “Ảnh ỷ tui không biết chữ, ảnh coi thường tui”.

Tướng Vịnh không phải là một người lạnh lùng như đã thể hiện, đó là một con người ấm áp. Người Thầy bạch hoá con người của Tướng Vịnh. Tướng Vịnh là một con người biết đúng biết sai, biết cả những cay đắng kiếp người, vinh quang và tủi nhục là một sát na. Thật kỳ lạ, lẽ ra đây chính là nỗi niềm quan văn thì lại chảy sang hết một lừng danh quan võ. Một người chí hiếu, chí tình. Đoạn đổi quân phục tổ chức giỗ cho thân phụ rất cảm động.

Tướng Vịnh kể về chiến trường Campuchia rất hay, đi qua tang thương mất mát mà nhẹ như không, sống một đời náo nhiệt khoái hoạt. Có chi tiết rất nhỏ khi Tướng Vịnh phụ việc ông Ba Quốc, mà ai đang làm thư ký hoặc trợ lý chỉ cần đọc chi tiết đó sẽ hệt được điểm nhãn. Để hiểu, một cá nhân thông minh, làm gì cũng độc đáo. Người Thầy là cuốn sách rất nên đọc. Để hiểu danh tướng am tường văn chương, chữ nghĩa thú vị rất kỳ lạ!”.

Ra mắt sách Người Thầy: "Thầy dạy trò không thể nào chỉ về mặt kiến thức!" ảnh 4

Những câu chuyện bình dị nhưng toát lên phong thái lớn của ông Ba Quốc – người thầy trong công tác cũng như đời sống; thẳm sâu là sự kính trọng, biết ơn của tác giả là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đối với sự dìu dắt, chỉ bảo của người thầy.

Người Thầy, do Nhà xuất bản Quân đội ấn hành dày gần 500 trang không chỉ kể về những đóng góp quan trọng của ông Ba Quốc với ngành tình báo quốc phòng và còn nói về những hy sinh, mất mát thầm lặng của cá nhân ông và gia đình, người thân. Những câu chuyện bình dị nhưng toát lên phong thái lớn của ông Ba Quốc – người thầy trong công tác cũng như đời sống; thẳm sâu là sự kính trọng, biết ơn của tác giả là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đối với sự dìu dắt, chỉ bảo của người thầy.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?