Rùng mình trước sự tái xuất của rận mu

Gần đây, dư luận xôn xao về sự tái xuất của rận mu - một trong những loài côn trùng gần như sắp tuyệt chủng trên Trái đất.
Rùng mình trước sự tái xuất của rận mu

Theo Bác sĩ chuyên khoa 1 Đặng Văn Nguyên, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, rận mu có tên khoa học Pthirus pubis là một loài côn trùng, thường ký sinh và gây bệnh ở con người. Nó thường sống ở các khu vực kín, tối, ẩm ướt… như ở lông bẹn, lông mi, lông mày và kể cả tóc.

Đặc điểm loài côn trùng này sau khi ký sinh trên người là có tốc độ đẻ trứng rất nhanh. Rận mu trưởng thành có kích thước từ 1,3 - 2mm, không có cánh, thân trắng và sở hữu khả năng đổi màu giống màu da người. Loại côn trùng này thường ký sinh và hút máu cơ thể người, hút nhiều lần trong ngày, sau khi hút máu thường để lại những vết thâm đen và chai cứng…

Rùng mình trước sự tái xuất của rận mu ảnh 1

Bề ngoài của loài sinh vật này rất giống một con cua nên chúng còn được biết tới với tên gọi thông thường như rận cua, chấy cua. Ít ai biết rằng, loài côn trùng này đã xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 3,3 triệu năm và từng tàn phá cả châu Âu chỉ với kích thước nhỏ bé của mình.

Loài này thường có hai chi phổ biến là rận ký sinh ở mi mắt (pediculosis ciliarum) và rận ký sinh ở các vùng lông mu khác (phthiriasis pubis)

Chân loài rận này có các móng vuốt cong giống như càng cua, vì vậy chúng bám rất chắc vào các sợi lông trên cơ thể con người. Thông thường, rận nằm sâu trong lỗ chân lông và chỉ ló ra ngoài phần đầu mà thôi, vì vậy việc tự tay bắt chúng đôi khi vô cùng khó khăn.

Con mồi ưa thích và là duy nhất của rận mu được xác định cho tới nay là con người, nhất là nam giới. Sở dĩ như vậy là vì lông trên cơ thể phái mạnh rậm và cứng hơn so với phái đẹp. Do đó, rận mu có thể bám rất chặt và không sợ bị văng ra ngoài.

Rùng mình trước sự tái xuất của rận mu ảnh 2

Vòng đời của rận mu kéo dài từ 16 - 25 ngày. Trung bình mỗi ngày rận cái đẻ khoảng 3 quả trứng. Trứng rận mu bám vào những phần lông thô ráp trên cơ thể như râu, ria, lông vùng kín, nách… và trải qua ba giai đoạn phát triển trước khi trưởng thành sau 10 - 17 ngày.

Rận mu hoạt động chủ yếu về đêm, khi cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Khi đó, chúng tấn công cơ thể bằng cách hút máu và tiết ra nước bọt bên ngoài, gây ngứa ngáy và làm vùng da bị đốt mẩn đỏ lên. Đặc biệt, vết đốt của rận mu khiến người bệnh buộc phải gãi vì sự khó chịu, nhiều trường hợp dẫn tới nhiễm trùng da, lở loét.

Tại các vùng da bị rận mu cắn, có thể quan sát thấy những chấm xanh đen, thâm tím kéo dài trong nhiều ngày. Môi trường sống mà rận mu vô cùng yêu thích, đó là những nơi chật chội, đông đúc hay trên cơ thể người ít có thói quen vệ sinh sạch sẽ như tù nhân, người tị nạn…
Rận mu có thể lây từ người này sang người khác, thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc quan hệ tình dục.

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có khoảng 2% người trên thế giới là nạn nhân chung sống với rận mu. Để phòng tránh loài rận này, cách tốt nhất là thường xuyên vệ sinh, tắm rửa hàng ngày để giữ cho cơ thể sạch sẽ, không cho rận mu môi trường lý tưởng để ký sinh.

Rùng mình trước sự tái xuất của rận mu ảnh 3

Cách phòng và trị bệnh

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có thể dùng thuốc bôi chứa 1% permethrin hoặc chứa dược phẩm gốc pyrethrin và piperonyl butoxide, không nên dùng dầu gội gốc lindane ngay từ đầu, vì nó độc hại đối với não và các phần khác của hệ thần kinh trung ương. Chỉ sử dụng loại này nếu các phương pháp điều trị khác thất bại, nhưng tránh áp dụng cho trẻ em. Một điều thú vị là ở các nước phương Tây, rận mu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì xu hướng tẩy lông vùng kín.

Rận mu lây từ người sang người, qua các vật trung gian như quần áo ở các nếp áo, kẽ áo, giường, chiếu, chăn màn kể cả các giường chiếu ở các nhà trọ và phòng nghỉ là nơi rận mu trú ẩn nhất nhiều… nếu người đang bị loại kí sinh trùng này ngủ chung và tiếp xúc quan hệ tình dục với nhau thì rất dễ bị lây loại côn trùng này.

Rùng mình trước sự tái xuất của rận mu ảnh 4

- Khi bị bệnh do rận mu gây bạn cần điều trị bằng DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (hay còn gọi là dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu và trứng rận mu sẽ bị tiêu diệt và rửa lại bằng nước sạch.

- Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ nhất là những bộ phận rận mu thường trú ẩn ở các “vùng kín”.

- Cần phun ngâm tẩy chăn, màn, giường, chiếu bằng thuốc Pyrethrin vì thế cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, nhất là bộ phận sinh dục. Có thể "dọn cỏ" vùng kín để hạn chế môi trường sinh sống của rận mu.

- Đặc biệt không sử dụng chung quần áo, đặc biệt đồ lót, quần áo với những người bị bệnh…

- Tránh ngủ chung giường chiếu với người đã mắc bệnh.

- Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Nha Trang

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.