Sa mạc Gobi: Nơi con người chinh phục bằng trí tuệ và sự thích nghi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trên khắp thế giới, hiếm có nơi nào sở hữu môi trường khắc nghiệt như sa mạc Gobi. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là từ hàng nghìn năm trước, khi con người chưa phát minh ra vũ khí, bánh xe hay thuần hóa nông nghiệp, họ đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ tại vùng đất cằn cỗi này.
Sa mạc Gobi: Nơi con người chinh phục bằng trí tuệ và sự thích nghi

Bí ẩn nào đã giúp những người săn bắn hái lượm Trung Quốc thời kỳ đầu chinh phục thành công Gobi khắc nghiệt? Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Archaeological Science, chìa khóa nằm ở hai yếu tố then chốt: công nghệ mài dao và khả năng thích nghi sản xuất.

Người dân sống quanh sa mạc Gobi đã sử dụng những lưỡi dao đá thô sơ được chế tác tinh xảo với lưỡi sắc bén và đầu nhọn, đóng vai trò như công cụ đa năng trong đời sống. Chúng được sử dụng để săn bắn, đánh bắt cá, thậm chí khai phá rừng trong các chuyến đi hái lượm.

Các nhà nghiên cứu viết: “Sa mạc Gobi, là tập hợp của các bồn địa xói mòn với thảm thực vật thưa thớt, tàn tích hồ cũ, đồng bằng sỏi đá, các cánh đồng cát và thảo nguyên sa mạc. Mùa đông khắc nghiệt kết hợp với lượng sinh khối thực vật thấp, đặt ra những thách thức đặc biệt cho những người săn bắn hái lượm thời tiền sử.”

Khoảng 11.700 đến 12.900 năm trước, Trái đất phải đối mặt với giai đoạn lạnh giá nhất sau Kỷ Băng hà. Trong thời kỳ này, sa mạc Gobi trở thành môi trường sống vô cùng khắc nghiệt, khiến con người gặp nhiều khó khăn trong việc sinh tồn.

Tuy nhiên, bằng trí tuệ và khả năng thích nghi phi thường, con người đã biến vùng đất khô cằn này thành nơi sinh sống và phát triển thịnh vượng.

Các nhà nghiên cứu viết: "Để đối phó với điều kiện khắc nghiệt này, những người tiền sử dường như đã áp dụng cách tiếp cận thâm canh đối với khai thác nguyên liệu thô, có thể do nhu cầu tối ưu hóa tài nguyên trong thời kỳ khắc nghiệt."

Núi Chim Bồ câu, vùng tự trị Ninh Hạ, là nơi lưu giữ những bí ẩn về cuộc sống của người tiền sử cách đây từ 11.000 đến 15.000 năm tại Gobi. Qua quá trình khai quật từ năm 2013 đến năm 2017, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những công cụ bằng đá vô cùng tinh xảo, hé lộ khả năng thích nghi phi thường của con người trước môi trường khắc nghiệt.

Điều nổi bật là những lưỡi dao đá được chế tác từ nguyên liệu thô có nguồn gốc tại địa phương, bao gồm thạch anh, sa thạch. Điều này cho thấy con người thời đó không mang theo công cụ theo mình khi di chuyển, mà thay vào đó, họ linh hoạt tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để chế tạo công cụ phù hợp với nhu cầu của bản thân tại từng thời điểm.

Theo SCMP
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...