Saigon Co.op vì đâu nên nỗi? - bài 1: Ba lần tăng vốn điều lệ chưa… hợp lệ

(Ngày Nay) - Kết luận của Thanh tra (KLTT) TP.HCM đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Saigon Co.op trong nhiều năm qua. Đặc biệt là trong các lần tăng vốn điều lệ có nhiều khuất tất.

Siêu thị Co.op mart thuộc Saigon Co.op trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận (TP.HCM). Ảnh: Quỳnh Trần/ Vnexpress
Siêu thị Co.op mart thuộc Saigon Co.op trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận (TP.HCM). Ảnh: Quỳnh Trần/ Vnexpress
Đặc biệt, trong KLTT ngày 27/7 của Thanh tra TP.HCM về việc chấp hành các quy định pháp luật tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) còn chỉ ra có có cơ sở khẳng định đã có tổ chức, cá nhân muốn thâu tóm và chi phối Saigon Co.op.
Bất thường sử dụng tài sản, tăng vốn điều lệ
Theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, năm 1999, Saigon Co.op được UBND TP.HCM giao cùng với Sở Tài chính - Vật giá (nay là Sở Tài chính) xây dựng quy chế quản lý nguồn vốn không chia trên 21,8 tỷ đồng.
Sau nhiều năm hoạt động, đến nay, Saigon Co.op đã có vốn điều lệ là hơn 6.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản, tăng vốn điều lệ của Saigon Co.op trong thời gian qua có những bất thường, khuất tất.
Qua thanh tra, ghi nhận, sau hơn 20 năm hoạt động, đến nay, các đơn vị thuộc Saigon Co.op vẫn không thực hiện việc xây dựng quy chế, nên không thể cung cấp cho đoàn thanh tra danh mục tài sản, vốn tài sản.
Thậm chí, năm 2015, sau khi trích lập quỹ dự phòng tài chính, Saigon Co.op đã chuyển số tiền hơn 1 tỷ đồng từ nguồn quỹ dự phòng tài chính sang quỹ đầu tư phát triển.
Đây là việc làm không đúng với quy định tại Thông tư 83/2015/TT-BTC ngày 28/5/2015 của Bộ Tài chính. Trong số tài sản mặt bằng nhà đất do Saigon Co.op đang quản lý, sử dụng hiện nay, cho thấy mặt bằng số 1 Đặng Văn Bi (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) không có hồ sơ pháp lý. Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến tháng 1/2020 do khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp và chậm nộp thuế tại Saigon Co.op lên tới hơn 46 tỷ đồng.
Từ 2014 đến nay, Saigon Co.op đã trải qua 3 lần tăng vốn điều lệ và… đều xảy ra sai phạm. Cụ thể, qua thanh tra cho thấy nội dung tăng vốn điều lệ năm 2014 - 2015, dù có đưa ra trong Nghị quyết của đại hội thành viên (ĐHTV) nhưng lại không được thể hiện tại biên bản đại hội đồng thành viên năm 2014, và nhiệm kỳ 2014 - 2019 không đề cập nội dung tăng vốn điều lệ lên 2.400 tỷ đồng.
Theo KLTT, số vốn hơn 2.382 tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy thuộc sở hữu chung không chia của Saigon Co.op được dùng để tăng vốn điều lệ trong giai đoạn 2014 này là không đúng theo Khoản 3, 4 Điều 4 Luật Hợp tác xã (HTX) quy định về vốn điều lệ.
Tiếp đó, trong các ngày 3/3/2015 và 10/3/2015, Saigon Co.op họp thành viên HĐQT và ban hành nghị quyết tăng vốn điều lệ lên 3.200 tỷ đồng. Trong đó vốn góp của các HTX thành viên hơn 19,4 tỷ đồng, vốn tích lũy không chia bổ sung vốn điều lệ hơn 3.180 tỷ đồng.
Dù trái quy định nhưng, ngày 8/5/2015 Sở KH&ĐT cấp giấy chứng nhận Saigon Co.op tăng vốn điều lệ lên 3.200 tỷ đồng.
Saigon Co.op vì đâu nên nỗi? - bài 1: Ba lần tăng vốn điều lệ chưa… hợp lệ ảnh 1

Khách mua hàng tại hệ thống Co.op. Ảnh: Saigonco-op.com.vn

Việc HĐQT Saigon Co.op thống nhất tăng vốn năm 2015 nhưng lại không được trình và thông qua ĐHTV là vi phạm Khoản 7 Điều 32, Khoản 1 Điều 43 Luật HTX. Số vốn hơn 3.180 tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy thuộc sở hữu chung không chia của Saigon Co.op để ghi tăng vốn điều lệ là không đúng với Khoản 3, 4 Điều 4 Luật HTX quy định về vốn điều lệ.
Đối với việc tăng vốn điều lệ năm 2020 từ 3.200 tỷ đồng lên hơn 6.797 tỷ đồng, theo KLTT, Saigon Co.op cũng sai phạm. Cụ thể, HĐQT ban hành nghị quyết thống nhất phương án huy động vốn từ các HTX thành viên nhưng chỉ căn cứ vào biên bản họp HĐQT, trong khi chưa có phương án được ĐHTV thông qua là trái Khoản 4 Điều 4 Thông tư 83/2015/TT-BTC năm 2015 của Bộ Tài chính. HĐQT ra nghị quyết là không đúng thẩm quyền, vì thẩm quyền thông qua phương thức huy động vốn thuộc ĐHTV được quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của Saigon Co.op.
Hợp tác kinh doanh với người ngoài HTX
Về nguồn vốn góp của các HTX thành viên để tăng vốn điều lệ năm 2020 của Saigon Co.op, kết quả huy động vốn ngày 20/1/2020 với 20/26 HTX thành viên góp vốn đã có tổng số tiền hơn 3.597 tỷ đồng.
Qua làm việc với 23/26 HTX thành viên (3 HTX không đến làm việc), có 20 HTX thành viên tham gia góp vốn cho thấy có việc huy động vốn từ thành viên bên ngoài, có trường hợp ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các cá nhân ngoài HTX, nhưng hơn phân nửa HTX thành viên không cung cấp danh sách, tài liệu, các hồ sơ liên quan,… theo yêu cầu của đoàn thanh tra.
Theo KLTT, việc tăng vốn điều lệ năm 2014 lên 2.400 tỷ đồng, năm 2015 lên 3.200 tỷ đồng và năm 2020 thêm hơn 3.597 tỷ đồng tại Saigon Co.op là làm trái với Thông tư 83/2015/TT-BTC năm 2015 của Bộ Tài chính, trái với Điều 4, Điều 28 Luật HTX.
Saigon Co.op vì đâu nên nỗi? - bài 1: Ba lần tăng vốn điều lệ chưa… hợp lệ ảnh 2

Kết luận của Thanh tra Thành phố về Saigon Co.op. Ảnh: Tiến Đạt

Đối với việc kê khai về thời điểm thay đổi vốn tại giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký HTX số 03/GĐN-LH ngày 31/1/2020 của Saigon Co.op và nội dung kê khai tại điều 1 nghị quyết số 12/NQ-HĐTV ngày 30/1/2020 (trong hồ sơ đăng ký thay đổi lần thứ 34) là không trung thực, không chính xác, không phù hợp quy định.
Saigon Co.op đã vi phạm vào các hành vi bị cấm theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Luật HTX năm 2012. Hành vi vi phạm này thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký Liên hiệp HTX theo quy định tại khoản 2 điều 56 Luật HTX năm 2012.

Từ kết luận trên, Thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo Saigon Co.op phải nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật thanh tra. Chỉ đạo Giám đốc Sở KH&ĐT thu hồi giấy chứng nhận đăng ký HTX lần thay đổi thứ 34 ngày 4/2/2020 của Liên hiệp HTX thương mại TP theo quy định; chỉ đạo Giám đốc Công an TP.HCM tiếp nhận hồ sơ, tài liệu do Thanh tra thành phố chuyển giao và khẩn trương tổ chức xác minh, điều tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật của các cá nhân có liên quan tại Saigon Co.op để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Bài 2: Góp vốn hàng trăm tỷ đồng dù… thua lỗ
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.