Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tạm dừng một đường băng để sửa chữa

(Ngày Nay) - Nhằm đảm bảo an toàn bay, sắp tới một trong hai đường băng ở sân bay Tân Sơn Nhất phải dừng hoạt động để sửa chữa khoảng 6 tháng.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long - đơn vị quản lý điều hành dự án - vừa trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cải tạo, nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất, góp phần làm tăng công suất khu bay lên khoảng 50 triệu hành khách/năm.

Theo báo cáo, dự kiến vào cuối tháng 6/2020, thi công và hoàn thành trước đường băng 25 R/07L trong 6 tháng.

Các hạng mục còn lại thi công trong 14 tháng, gồm xây mới 2 đường lăn thoát nhanh, một đường lăn song song và một đường lăn nổi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sân bay cấp 4 E.

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước đồng bộ, cải tạo nâng cấp hệ thống đèn hiệu đường lăn...

Tổng mức đầu tư dự án là 2.057,9 tỉ đồng.

Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tạm dừng một đường băng để sửa chữa ảnh 1

Đường băng 25R/07L nằm ở ngoài cùng của sân bay sẽ dừng hoạt động để sửa chữa trong 6 tháng. Ảnh: Zing.vn.

Đồng thời kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng cho phép được giao thầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án thay vì đấu thầu.

Theo đơn vị quản lý dự án, hiện kết cấu mặt đường hạ cất hạ cánh 25R/07L đang ở trạng thái xấu, quá thời hạn sử dụng theo quy định.

Mặc dù đã duy tu sửa chữa nhiều lần nhưng không giải quyết được triệt để tình trạng hư hỏng lớn, không đảm bảo điều kiện chịu lực, uy hiếp trực tiếp tới an toàn khai thác hàng không.

Bộ Giao thông vận tải đã quy hoạch sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đáp ứng khai thác tối đa 36 - 38 triệu hành khách/năm, tương đương 231.000 lần máy bay hạ cất cánh/năm. Tuy nhiên, năm 2019 cảng đã khai thác 41,2 triệu hành khách/năm, tương đường với 260.862 lần cất hạ cách. Vì vậy năng lực khai thác khu bay đã quá tải trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ và an toàn khai thác của cảng hàng không.

Bên cạnh đó hệ thống thoát nước trong sân bay đã xuống cấp, thường xuyên gây ra tình trạng ngập úng khu vực sân đỗ máy bay và ở dải bảo hiểm đường hạ cất cách, đường lăn.

Bàn về mức độ ảnh hưởng, trao đổi với Zing, một chuyên gia hàng không cho biết, việc một đường băng tại sân bay phải ngưng hoạt động để sửa chữa sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực điều hành cất hạ cánh của sân bay.

Hiện sân bay Tân Sơn Nhất khai thác đồng thời 2 đường băng. Trong trường hợp đóng đường băng 25R/07L, toàn bộ hoạt động cất hạ cánh sẽ dồn sang đường băng 25L/07R. Năng lực cất hạ cánh bình thường là 44 chuyến/giờ có thể giảm xuống còn dưới 30 chuyến/giờ.

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố thuận lợi để đóng cửa đường băng vào giai đoạn này là tần suất bay chưa tăng cao do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Mặt khác, đường băng 25R/07L nằm ở rìa ngoài sân bay nên sẽ không án ngữ các đường lăn và đường băng 25L/07R nằm phía trong.

Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tạm dừng một đường băng để sửa chữa ảnh 2

Năng lực điều phối cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị ảnh hưởng khi một đường băng dừng hoạt động. - Ảnh: Zing.vn

Như báo Pháp Luật TP.HCM đưa tin, trước đó, năm 2015, sân bay Tân Sơn Nhất đã từng sửa chữa, cải tạo và mở rộng đường băng.

Thời gian qua, các đơn vị chuyên môn cảnh báo đường băng 25R/07L tại sân bay Tân Sơn Nhất xuất hiện các vết nứt, sụt, lún. Những vết lồi lõm này gây tình trạng đọng nước khi trời mưa, bê tông nhựa bị rạn nứt, không đảm bảo chịu lực.

Trước tình trạng mất an toàn này, năm 2018, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã đề xuất Bộ GTVT cho phép ACV sửa đường băng, đường lăn hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài (cũng trong tình trạng bị sụt, lún) với kinh phí hơn 4.000 tỉ đồng.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.