Sạt lở bủa vây người dân miền Tây

(Ngày Nay) - Người dân sống ven sông miền Tây đang lo âu sau khi "thủy thần" liên tục nuốt chửng nhà, rừng phòng hộ, kè đê biển, đường sá... trong phút chốc.
    Hàng nghìn ngôi nhà ven sông chợ Vàm Đầm (Cà Mau) đang đối mặt sạt lở cao.
    Hàng nghìn ngôi nhà ven sông chợ Vàm Đầm (Cà Mau) đang đối mặt sạt lở cao.

    Hai ngày trôi qua sau sự cố bờ sông Vàm Nao - đoạn qua xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới, An Giang - sạt lở trên 160 m, ăn sâu vào đất liền hơn 50 m, làm 16 căn bị sụp xuống sông, người dân ở đây bao trùm nỗi lo âu. Nhiều gia đình phải sống tạm bợ vật vờ.

    Hiện "hố xoáy" tiếp tục lấn đất liền, khiến giao thông liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới bị chia cắt. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền đã bố trí các hộ có nhà bị sạt lở ở tạm tại Trường tiểu học A Vĩnh Hội Đông. Riêng học sinh của trường này được cho nghỉ trong hai ngày 24 và 25/4.

    Địa phương cũng tính đến phương án đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển các học sinh đến cơ sở khác học tạm, nếu sạt lở tiếp tục xảy ra trong vài ngày tới. Ngoài ra, tỉnh cũng gấp rút triển khai xây dựng khu dân cư vượt lũ nhằm bố trí khoảng 200 nền cho bà con vùng bị ảnh hưởng sạt lở.

    Sạt lở bủa vây người dân miền Tây ảnh 1Khu vực sạt lở ven sông Vàm Nao (An Giang) vẫn chưa cho thấy có dấu hiệu dừng lại.

    Ông Trần Văn Bi - một trong 16 hộ dân có nhà bị nhấn chìm ba hôm trước - chưa hết thất thần, nói: "Gia đình tôi và các hộ xung quanh đã chuyển đồ đạc trước khi sạt lở hai ngày vì cảm thấy nhà rung lắc. Tuy nhiên, những ngày qua và sắp tới chúng tôi không biết nương tựa ở đâu vì nhà mình không còn", ông lo lắng.

    Đã mấy ngày trôi qua nhưng chị Lê Thị Chính khi nhắm mắt lại vẫn thấy giây phút những căn nhà rung chuyển rồi chìm dần xuống lòng sông. "Cảnh tượng hôm đó rất hoảng loạn, mạnh ai nấy chạy, có người té ngã sưng cả đầu", chị kể.

    Còn bà Trần Thị Hiệp cho biết mấy hôm nay người dân kế bên khu sạt lở luôn nơm nớp lo sợ. "Những hộ dân có nhà phía trên như gia đình tôi cũng ăn ngủ không yên", bà Hiệp nói và cho biết nhiều gia đình đã sơ tán đồ đạc, con cái đi nơi khác.

    Riêng các hộ cùng dãy với 16 căn nhà bị nuốt chửng dù đã di chuyển đồ đạc lên bờ, song họ vẫn chần chừ chưa muốn đi vì còn luyến tiếc căn nhà. Một số người cứ vào ra xem nhà của mình có bị "thủy thần" ngoạm chưa.

    Ông Võ Minh Thao - Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Mới - cho biết hiện khu vực sạt lở được chốt chặn hai đầu, lực lượng chức năng luôn túc trực sẵn sàng ứng phó, và hỗ trợ người dân khi có sự cố. "Chúng tôi còn thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh để người dân ý thức không vào vùng nguy hiểm", ông Thao nói.

    Không chỉ riêng An Giang, nhiều địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đang canh cánh nỗi lo sạt lở. Tại cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), hàng nghìn hộ dân sống trong tâm trạng thấp thỏm từng ngày.

    Dọc theo cửa biển Vàm Xoáy, những vạt rừng mênh mông ngày trước như "lá chắn" bảo vệ người dân xứ Mũi đã không còn. Thay vào đó là những dãy đất nhô lên, lõm xuống nằm trơ trọi cách xa bờ hàng chục mét, bị sóng đánh liên hồi.

    Anh Nguyễn Công Tuấn than rằng sạt lở như là "hung thần" rình rập, có thể cuốn trôi nhà cửa, tài sản, thậm chí là tính mạng của người dân vùng này bất cứ lúc nào. "Người dân vùng sông nước thích cất nhà theo các tuyến sông, nhưng giờ họ phải 'chạy làng' lên bờ", anh Tuấn nói. 

    Sạt lở không chỉ có ở ven cửa biển, mà nó còn xuất hiện theo các tuyến sông. Người dân ở chợ Vàm Đầm (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) vẫn chưa quên được đợt sạt lở làm 16 căn nhà bị nhấn chìm 9 năm trước. Hai năm sau, 16 căn khác và một cây xăng cũng bị "hà bá" nuốt chửng trong đêm.

    Đau lòng nhất là vụ sạt lở ở ven sông Cửa Lớn (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) vào đêm 15/7/2007 làm bốn người cùng ngôi nhà bị cuốn xuống lòng sông, hai ngày sau các thi thể mới được tìm thấy.

    Ông Tô Quốc Nam - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau - cho biết sạt lở đang diễn ra ở ven biển Đông và biển Tây, bình quân ăn vào đất liền từ 20 đến 25 m mỗi năm, cá biệt có nơi lên đến 50 m. Mỗi năm bờ biển Cà Mau mất hơn 450 ha đất.

    Tại tỉnh Bạc Liêu cũng có hàng chục km đất nằm chạy dài theo các cửa sông, cửa biển thuộc huyện Đông Hải, Phước Long và Giá Rai. Những năm gần đây sạt lở diễn ra gay gắt, có đến hàng nghìn hộ dân cần được di dời khẩn cấp.

    Điểm nóng của sạt lở đang diễn ra tại cửa biển Gành Hào (huyện Đông Hải). Tuyến kè ở đây đã bị sóng đánh vỡ toác, nhiều nhà dân gần bờ biển phải di dời. "Những đêm nước lên sóng biển đánh mạnh vào thân kè cao 3-4 m, làm đất phía trong rung bần bật, trẻ con được gửi ngủ nhờ tại nhà người quen sâu bên trong", bà Hồ Thị Dân cho biết.

    Sạt lở bủa vây người dân miền Tây ảnh 2Hàng chục mét kè bêtông kiên cố ở đê biển Gành Hào, Bạc Liêu bị sóng đánh hư hỏng trong một đêm.

    Riêng ở Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ... nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị cuốn trôi xuống sông. Năm 2014, bờ sông Tiền (Cao Lãnh) xảy ra sạt lở với chiều dài 100 m, ăn vào đất liền hơn 25 m, xoáy sâu xuống lòng sông 20 m. Tỉnh Đồng Tháp khi đó đã khắc phục hậu quả 9 tỷ đồng nhưng sau đó tình trạng này tiếp tục tái diễn.

    Trước tình trạng sạt lở xảy ra cho thấy chưa có dấu hiệu dừng lại, Bạc Liêu và An Giang, Đồng Tháp đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế địa phương.

    Theo Vnexpress
    Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
    Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
    (Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
    Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
    Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
    (Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
    Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
    Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
    (Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
    Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
    (Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
    Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
    Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
    (Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
    Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
    Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
    (Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
    Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
    Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
    (Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
    Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
    Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
    (Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.