(Ngày Nay) - Trên phạm vi cả nước hiện đang trong giai đoạn mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, đồng thời là cao điểm du lịch hè với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Do đó, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất lớn, nhất là bệnh sởi và một số bệnh dự phòng.
Ngày 17/4, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, một tuần trở lại đây, trên địa bàn Thành phố ghi nhận sự gia tăng các ca bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Đặc biệt, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh.
(Ngày Nay) - Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 23/2 đến 1/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 19 trường hợp so với tuần trước đó); nâng tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố lên 125 trường hợp (tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh dịch bệnh tay chân miệng đang có diễn biến bất thường tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam nói chung, cùng với đó số lượng ca bệnh điều trị từ các địa phương khác chuyển về Thành phố ngày càng nhiều, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành khác nâng cao năng lực điều trị tại địa phương, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh để bệnh nhi có thể được điều trị sớm nhất và thuận tiện nhất.
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại huyện Ea Súp vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi hai tuổi tử vong vì tay chân miệng. Đây là trường hợp thứ tư tử vong vì bệnh này từ đầu năm 2023 đến ngày 13/11 trên địa bàn.
(Ngày Nay) - Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.747 trường hợp mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong, tăng 68,6% số ca mắc, tử vong tăng 18 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 ( có 47.896 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong). Riêng trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 4.324 trường hợp mắc tay chân miệng, có một ca tử vong tại Đắk Lắk. So với tuần trước đó, số mắc tăng 19,4%.
(Ngày Nay) - Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo sẵn sàng thiết bị, thuốc để phòng chống dịch sốt xuất huyết, hạn chế thấp nhất số ca tử vong.
(Ngày Nay) - Số ca mắc tay chân miệng tính đến thời điểm này đang tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia khuyến cáo năm học mới đến gần nên phụ huynh tuyệt đối không được lơ là chủ quan, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan...
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này vừa cứu sống một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nguy kịch bằng kỹ thuật ECMO (kỹ thuật trao đổi oxy màng ngoài cơ thể). Đây là lần đầu Bệnh viện Nhi đồng 2 sử dụng kỹ thuật ECMO để cứu sống bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tổn thương tim, phổi nặng.
(Ngày Nay) - Ngày 26/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã thông tin về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trong tuần qua. Đáng chú ý, số ca mắc tay chân miệng tiếp tục tăng nhanh.
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần từ 14 - 21/7, địa bàn thành phố có thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần trước đó) và 19 ổ dịch tại 11 quận, huyện. Số bệnh nhân nhiều nhất thuộc các quận, huyện: Thạch Thất, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp khi số ca mắc mới không ngừng gia tăng. Mặc dù lũy kế ca bệnh vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng năm nay số ca mắc bệnh nặng, đặc biệt ở bệnh tay chân miệng đang là vấn đề đáng lo ngại. Các bác sĩ dự báo, nguy cơ “dịch chồng dịch” có thể xảy ra nếu không có các giải pháp phòng, chống kịp thời.
Chiều 6/7, tại cuộc họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nội dung liên quan đến tình hình dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn; tình trạng người lao động nghỉ việc, mất việc tăng và công tác nâng cao chất lượng môi trường của Thành phố được đại diện các cơ quan chức năng thông tin.
(Ngày Nay) - Chiều 29/6, tại buổi họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tình hình dịch bệnh nếu tiếp tục gia tăng, có hai loại thuốc có thể gặp khó khăn trong cung ứng giai đoạn tiếp theo.
(Ngày Nay) - Mặc dù chưa ghi nhận ca tử vong nhưng theo CDC Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn tiếp tục tăng nhanh.
(Ngày Nay) - Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ghi nhận tới 20% - 30% trường hợp mắc bệnh tay chân miệng do nhiễm chủng virus EV71; nhiều trường hợp biến chứng viêm não, thần kinh.
(Ngày Nay) - Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em, nhưng người lớn cũng hoàn toàn có thể mắc nếu như hệ miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại virus gây bệnh.
(Ngày Nay) - Tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang có diễn biến phức tạp trên địa bàn khi số ca mắc liên tục tăng cao, số ca bệnh nặng nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2022. Trước tình đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.