Tế bào tự thực trong giải Nobel Y học giúp điều trị bệnh hiểm nghèo

(Ngày Nay) - Nghiên cứu của nhà khoa học Nhật Bản giành giải Nobel Y học 2016 về cơ chế tự thực của tế bào mở ra cánh cửa ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo.
Sự phân tách trong quá trình tự thực cũng liên quan tới căn bệnh Parkinson, tiểu đường tuýp hai và các chứng rối loạn khác ở người già. "Nhờ nghiên cứu của Ohsumi và những người kế tiếp ông ấy, chúng ta biết được quá trình tự thực tham gia điều chỉnh cá
Sự phân tách trong quá trình tự thực cũng liên quan tới căn bệnh Parkinson, tiểu đường tuýp hai và các chứng rối loạn khác ở người già. "Nhờ nghiên cứu của Ohsumi và những người kế tiếp ông ấy, chúng ta biết được quá trình tự thực tham gia điều chỉnh cá

Yoshinori Osumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học 2016 hôm 3/10 sau nhiều năm nghiên cứu tế bào nấm men để tìm hiểu cơ chế tự thực của tế bào, Nature World News đưa tin.

Tự thực là quá trình cơ bản của sự phân tách và tái tạo tế bào. Quá trình này được các nhà khoa học biết đến từ năm 1960, khi phát hiện ra tiêu thể (Lysosome), nơi tích trữ các tế bào phân tách. Sau khi quan sát, các nhà khoa học phát hiện tế bào giống như đang "tự ăn chính nó", tiêu hủy chất chứa bên trong. Chúng sau đó co màng lại và tạo thành các bọng hình túi rồi chuyển tới tiêu thể.

Tuy nhiên trước đó, các nhà khoa học chưa hiểu rõ về cách thức tế bào thực hiện quá trình tự thực. Nghiên cứu của Ohsumi đã giải đáp vấn đề này.

Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka, Nhật Bản. Ông nhận bằng tiến sỹ ở trường Đại học Tokyo năm 1974 và mở phòng thí nghiệm vào năm 1988. Mục tiêu nghiên cứu của Ohsumi là tìm hiểu cách vận hành chính xác của cơ chế tự thực. Ông nghiên cứu các tế bào của men bánh mì để tìm ra loại gene tham gia vào quá trình tự thực. Sau đó, Ohsumi tái tạo lại quá trình này rồi đưa ra kết luận, quá trình tự thực tương tự cũng xảy ra ở tế bào con người. 

"Khi nghiên cứu các quá trình trong cơ thể, tôi phát hiện ra có quá trình làm mới đang diễn ra trong cơ thể con người, nhờ vậy cơ thể sống mới có thể tồn tại", Ohsumi trả lời đài truyền hình Nhật Bản NHK.

Quá trình tự thực của tế bào có vai trò rất quan trọng. Khi thiếu chất dinh dưỡng, các tế bào phá vỡ protein và các thành phần không cần thiết để tái sử dụng chúng thành năng lượng. Quá trình tự thực cũng giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn xâm nhập, loại bỏ các cấu trúc hư hỏng. Nó được cho là có khả năng đánh bại ung thư, các bệnh truyền nhiễm, bệnh về miễn dịch và sự rối loạn thoái hóa thần kinh. 

Tế bào tự thực trong giải Nobel Y học giúp điều trị bệnh hiểm nghèo ảnh 1Nghiên cứu về tế bào tự thực có thể giúp điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Bestchinanews

Sự phân tách trong quá trình tự thực cũng liên quan tới căn bệnh Parkinson, tiểu đường tuýp hai và các chứng rối loạn khác ở người già. 

"Nhờ nghiên cứu của Ohsumi và những người kế tiếp ông ấy, chúng ta biết được quá trình tự thực tham gia điều chỉnh các chức năng sinh lý quan trọng. Sự đột biến trong các gene tự thực có thể gây ra bệnh di truyền. Ngoài ra, rối loạn trong cơ chế tự thực cũng có liên quan tới bệnh ung thư. Do đó, nhiều nghiên cứu chuyên sâu đang được thực hiện để chế tạo thuốc nhằm vào quá trình tự thực của các loại bệnh", báo cáo của Hội đồng Nobel giải thích. 

Nghiên cứu của Ohsumi cũng truyền cảm hứng để nhiều nhà khoa học trên thế giới tham gia nghiên cứu về quá trình này.

"Ông ấy mở ra một lĩnh vực mới", Seungmin Hwang, trợ lý giáo sư tại khoa Bệnh lý học, trường Đại học Chicago, nhận xét. 

Theo Vnexpress
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.