Đời sống tình dục của vợ chồng chị Thanh H. (42 tuổi, Thanh Xuân, HN) trước đây rất hòa hợp và viên mãn. Nhưng từ sau khi mãn kinh, “chuyện ấy” bỗng trở thành “cực hình” với chị. Chị H. thường cảm thấy âm đạo khô, nóng, khi “yêu” bị đau rát, thậm chí đi tiểu cũng có cảm giác đau.
“Ban đầu tôi cũng cố chiều chồng nhưng về sau thì đành viện cớ thoái thác vì không thấy hứng thú gì với chuyện đó cả”, chị kể.
Lo lắng rằng tình trạng này để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, chị tìm đến “bác sỹ Google” thì thấy rằng, các triệu chứng ấy có thể là biểu hiện của chứng teo âm đạo.
Cũng khốn khổ vì “chuyện ấy” là trường hợp của chị Bích N. (Cầu Giấy, HN). “Không hiểu tại sao gần đây “chuyện chăn gối” của vợ chồng tôi rất khó khăn. Mỗi khi nhập cuộc tôi thường cảm thấy đau, có lần còn bị chảy máu nhẹ”, chị thở dài.
Lúc đầu, chị N. nghĩ cuối năm, công việc bận rộn nên áp lực, stress, dẫn đến không hào hứng với “chuyện ấy”. Chính vì tâm lý không thoải mái nên mới bị khó chịu khi “yêu”. Thế nhưng một tuần gần đây, công việc đã giải quyết xong, tinh thần chị đã thoải mái song “chuyện ấy” vẫn không thể cải thiện như trước.
Khi bị teo âm đạo sẽ rất ảnh hưởng tới đời sống tình dục do giảm tiết dịch âm đạo, đau rát, chảy máu khi quan hệ. (Ảnh minh họa).
Chị đi khám phụ khoa, sau khi làm các xét nghiệm thì bác sỹ thông báo rằng chị bị teo âm đạo. Chị vô cùng bất ngờ vì luôn nghĩ rằng chỉ những phụ nữ mãn kinh mới bị mắc bệnh này, còn chị thì mới 35 tuổi, chưa đến thời kỳ mãn kinh.
Teo âm đạo là gì?
Teo âm đạo là teo mỏng, khô và dễ bị viêm nhiễm của âm đạo do sự suy giảm estrogen. Teo âm đạo thường xảy ra sau khi mãn kinh, nhưng nó cũng có thể phát triển trong thời gian cho con bú hoặc tại bất kỳ thời gian khác giảm estrogen cơ thể sản xuất.
Phụ nữ khi bị teo âm đạo, nguy cơ nhiễm trùng sinh dục cao. Âm đạo teo dẫn đến một sự thay đổi môi trường axit của âm đạo, làm dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm men hay các sinh vật khác. Bên cạnh đó còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.
Khi bị teo âm đạo sẽ rất ảnh hưởng tới đời sống tình dục do giảm tiết dịch âm đạo, đau rát, chảy máu khi quan hệ.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ. Xuất hiện cơn bốc hỏa trong người, tình tình trở nên dễ nóng nảy, cáu gắt…
Yếu tố có thể góp phần làm teo âm đạo
- Hút thuốc: Hút thuốc lá làm suy yếu lưu thông máu, làm mất oxy âm đạo và các mô khác. Giảm lưu lượng máu tới âm đạo góp phần thay đổi teo. Hút thuốc cũng làm giảm tác động của estrogen tự nhiên trong cơ thể. Ngoài ra, những phụ nữ hút thuốc lá có một thời kỳ mãn kinh sớm hơn và ít đáp ứng với liệu pháp estrogen ở dạng thuốc viên.
- Không sinh qua âm đạo: Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những phụ nữ chưa bao giờ sinh qua âm đạo dễ bị teo âm đạo hơn là phụ nữ đã từng sinh qua âm đạo.
Triệu chứng của teo âm đạo
- Âm đạo thường có biểu hiện khô rát, ngứa, đau nhức hoặc bị dị ứng ở vùng kín. Cảm thấy đau hoặc chảy máu khi quan hệ kèm theo nóng rát âm đạo. Rút ngắn và thắt chặt cửa âm đạo.
- Thường xuyên đi tiểu, đi tiểu ra máu, nóng khi đi tiểu, có thể gặp tình trạng tiểu không tự chủ. Dễ gặp các vấn đề viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Nguy hiểm hơn, nếu âm đạo bị viêm nhiễm còn có thể xuất hiện chất dịch màu trắng kèm theo mùi khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh
- Estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của thành âm đạo. Nó cũng giúp duy trì tính đàn hồi của các mô xung quanh âm đạo và giúp sản xuất các dịch tiết từ âm đạo. Nguyên nhân chính dẫn tới teo âm đạo là sự suy giảm estrogen ở các trường hợp:
- Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, hoạt động buồng trứng suy giảm dẫn tới giảm sự tiết hoocmon estrogen dẫn tới hiện tượng teo âm đạo.
- Tình trạng teo âm đạo này cũng có thể xảy ra khi một phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và nồng độ estrogen có thể thấp hơn bình thường.
- Một số loại thuốc, phương pháp điều trị như bức xạ và hóa trị, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng vì bất cứ lý do gì, rối loạn miễn dịch nhất định và không rõ lý do nhất định cũng có thể gây ra sự suy giảm estrogen và kết quả là teo âm đạo.
Cách cứu trợ
- Sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo, chẳng hạn như KY Silk-E, Me Again, để khôi phục lại số độ ẩm cho khu vực âm đạo. Có thể phải áp dụng các loại kem dưỡng ẩm mỗi 2 - 3 ngày. Tác dụng của kem dưỡng ẩm thường kéo dài lâu hơn một chút so với các chất bôi trơn.
- Sử dụng chất bôi trơn trên nền nước, chẳng hạn như Astroglide hay KY, để giảm sự khó chịu khi giao hợp. Tránh dùng dầu bôi trơn hoặc các sản phẩm dầu mỏ khác để bôi trơn nếu cũng sử dụng bao cao su. Dầu khí có thể phá vỡ bao cao su khi tiếp xúc.
Cách phòng bệnh teo âm đạo
- Thực hiện chế độ sinh hoạt tình dục đều đặn. Tăng cường lượng estrogen trong cơ thể bằng cách thay đổi chế độ ăn uống với nhiều đậu nành, hải sản…
- Tích cực nâng cao, rèn luyện sức khỏe thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ…
- Nên thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần. Khi có các triệu chứng của bệnh teo âm đạo, không nên tự mua thuốc điều trị mà hãy tới khám bác sĩ để có những lời khuyên bổ ích và điều trị hiệu quả.
Quỳnh Mai