Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình

(Ngày Nay) - Bánh chay có vỏ bánh mềm dẻo, nhân đậu xanh thơm bùi lại thêm nước chan ngọt thanh, sánh nhẹ rất hấp dẫn. Tết Hàn thực năm nay chị em phụ nữ hãy trổ tài làm món bánh chay nhân đậu xanh xem sao nhé!
Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 1

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 200gr bột nếp

- 200gr đậu xanh không vỏ

- Nước ấm

- Đường

- Bột năng hoặc bột sắn dây

- Tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối, vani đều được

- 1 ít vừng trắng rang chín

Hướng dẫn cách làm:

Làm nhân bánh

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 2

 - Bước 1: Đậu xanh vo sạch sẽ rồi ngâm nước 2-4 tiếng cho hạt đậu nở mềm, tiếp theo bạn đổ đậu ra sả lại cho sạch sau đó cho đậu vào xửng và đem hấp tới khi hạt đậu chín mềm là tắt bếp.

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 3

- Bước 2: Bạn múc 1 ít đậu vừa hấp chín để riêng ra bát lát nữa nấu chè, phần đậu còn lại cho vào cối và đem giã nhuyễn hoặc có thể cho vào máy xay nhỏ mịn, đổ đậu ra chảo và thêm đường, bật bếp xào cho nhân đậu dẻo mịn và khô ráo có thể vo viên được là tắt bếp, cho thêm 1 xíu dầu hao bưởi và đảo đều rồi để cho nhân đậu nguội bớt.

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 4

- Bước 3: Chia đều nhân đậu thành những viên đều nhau sau đó vo viên lại cho tròn, bọc kín lại để nhân không bị khô.

Phần vỏ bánh

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 5

- Bước 4: Bạn cho bột nếp vào tô to sau đó thêm từng ít nước ấm vào trộn đều, khi thấy bột vừa đủ độ ẩm là dừng lại, nhồi cho tới khi bột thành 1 khối mịn dẻo là được.

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 6

- Bước 5: Ngắt  1 miếng bột vừa phải rồi vo tròn sau đó ấn dẹt miếng bột, cho nhân vào giữa và gói lại cho kín sau đó bạn lăn cho bánh tròn đều, tiếp theo ấn dẹt chiếc bánh và tạo một hõm giữa sao cho giống chiếc bánh chay là được. Cứ như vậy bạn gói cho hết chỗ bột và nhân bánh.

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 7

- Bước 6: Đổ nước vào nồi đun cho nước sôi sau đó thả bánh vào luộc, khi thấy bánh chín nổi lên thì luộc thêm 1-2 phút nữa mới tắt bếp, vớt bánh ra thả vào tô nước lạnh 5 phút cho bánh nguội.

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 8Nhập mô tả ảnh

- Bước 7: Nấu nước chè, bạn có thể tận dụng nồi nước luộc bánh chay để nấu chè rồi thêm đường cho đủ ngọt, nấu cho sôi lên. Trong khi đó bạn cho bột năng hoặc bột sắn dây vào bát và thêm nước khuấy đều cho tan, tiếp theo bạn chế từ từ vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy để chè không bị bón cục. Khi thấy nồi chè có độ sánh đặc thì dừng lại, nấu cho chè sôi lên mới cho đậu xanh nguyên hạt đã để lại khi nãy vào, khuấy đều là tắt bếp, cho thêm chút tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối cho thơm sau đó khuấy thêm 1 lần nữa là xong phần chè.

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 9

Vớt bánh chay bày ra bát sau đó bạn múc phần chè vừa nấu vào cùng, rắc thêm vừng trắng rang chín lên trên, để cho nguội là có thể thưởng thức, vậy là món bánh chay đã hoàn thành.

Tết Hàn thực trổ tài làm bánh chay nhân đậu xanh đãi cả gia đình ảnh 10

Theo Dân Việt

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.