Thanh Hóa sớm khống chế, kiểm soát dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với phương châm “Phòng dịch là cơ bản, chiến lược, lâu dài; cách ly, xét nghiệm, vaccine, điều trị là điều kiện tiên quyết; ý thức người dân trong tuân thủ nguyên tắc 5K là đặc biệt quan trọng; ứng dụng công nghệ thông tin là cấp thiết”
Thanh Hóa sớm khống chế, kiểm soát dịch COVID-19

Gắn với tiếp tục triển khai thực hiện thật tốt phương châm “hai chống, ba xây”, đến nay, nhiều địa phương tại Thanh Hóa đã sớm khoanh vùng, khống chế, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa phòng dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều địa phương dập dịch thành công

Ngày 24/8, huyện Nông Cống ghi nhận ca mắc COVID-19 ở xã Tế Nông, trở thành địa phương đầu tiên ở Thanh Hóa có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Ở thời điểm đó, ca mắc chưa xác định được nguồn lây, có lịch sử tiếp xúc rất phức tạp. Trong 2 ngày liên tiếp, Nông Cống ghi nhận thêm 16 ca mắc mới.

Ngay lập tức, Chủ tịch UBND huyện ban hành Công điện yêu cầu toàn huyện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ; các xã Tế Nông, Hoàng Giang và các thôn Thanh Liêm (xã Hoàng Sơn), Thọ Đông (xã Thăng Thọ), Công ty may Hoàng Sơn và Công ty may 68… thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16.

Tranh thủ thời gian vàng, Nông Cống thực hiện tầm soát mở rộng, đánh dấu, làm xét nghiệm PCR những trường hợp nguy cơ cao vào các ngày thứ 1, 3, 7, 9 và 14; tiến hành bao vây F0, F1, khoanh rộng nhưng không thả rộng. Chỉ trong vòng 1 tuần sau đó, Nông Cống đã cơ bản không phát sinh ca F0 mới, ngày 7/9 Nông Cống có ca F0 cuối cùng trong cộng đồng cho đến nay. Trong cả đợt dịch, toàn huyện ghi nhận 90 ca.

Trong đợt dịch thứ 4, Nông Cống đón gần 25.000 người dân trở về từ các tỉnh, thành có dịch. Huyện đã tổ chức cách ly người dân tại các cơ sở cách ly tập trung của huyện và các trường Mầm non, Tiểu học trên địa bàn. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp còn huy động nhà trống trong dân hoặc dồn nhà để tổ chức cách ly F1 tại nhà riêng…

Ông Phạm Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết, 208 Tổ giám sát cộng đồng ở Nông Cống trực tiếp cùng các gia đình gọi điện cho con cháu đang làm ăn xa, trước hết để vận động họ ở lại, theo tinh thần "ai ở đâu ở yên đấy". Trường hợp muốn về phải báo trước để bố trí đón, hướng dẫn khai báo y tế và tổ chức cách ly. Nhờ đó Nông Cống không có trường hợp nào về thẳng nhà. Trong gần 25.000 người trở về, huyện Nông Cống chỉ ghi nhận 46 trường hợp mắc COVID-19 trong khu cách ly.

Tương tự huyện Nông Cống, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cũng không để xảy ra tình trạng công dân tự ý trở về địa phương, trốn tránh, không khai báo y tế. Huyện đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch từ sớm, từ xa; chủ động nắm bắt thông tin công dân đang ở tỉnh ngoài, nhất là các tỉnh, thành có dịch, có nhu cầu trở về địa phương để vận động người dân "đang ở đâu thì ở nguyên đó" và chủ động các phương án đón tiếp, cách ly phù hợp với các trường hợp bắt buộc phải về địa phương.

Do vậy, dù có hơn 7.000 người dân xa quê, chủ yếu sinh sống và làm việc tại các tỉnh phía Nam nhưng trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, cả huyện chỉ có 320 người trở về quê tránh dịch. Công dân trở về từ vùng dịch đều được huyện Đông Sơn đón và cách ly kịp thời. Từ đầu đợt dịch thứ 4 tới nay, Đông Sơn chỉ ghi nhận 6 F0 và không để phát sinh các F1 trong cộng đồng.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn chia sẻ, Đông Sơn đã luôn phấn đấu làm tốt công tác nắm thông tin, phân luồng, giám sát tốt công dân từ tỉnh ngoài, nhất là từ các địa phương có dịch trở về. Địa phương còn tổ chức 3 đợt phát động ủng hộ quỹ COVID-19, huy động được 1,7 tỷ đồng, 125 tấn lương thực, thực phẩm gửi vào ủng hộ người dân Đông Sơn xa quê để chia sẻ, đùm bọc, hỗ trợ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ yên tâm ở lại phòng chống dịch.

Linh loạt các giải pháp chống dịch phù hợp

Theo báo cáo của ngành Y tế Thanh Hóa, từ đầu đợt dịch thứ 4 (27/4) đến nay, tỉnh ghi nhận hơn 1.500 ca mắc COVID-19 trong đó, có 979 người điều trị khỏi ra viện, 9 người tử vong. Hiện có 516 bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh; đa phần bệnh nhân không có triệu chứng hoặc bệnh nhẹ.

Tỉnh đang cách ly tập trung hơn 2.646 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 13.112 người. Từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa đã thực hiện giám sát, truy vết tổng số 12.577 trường hợp F1 và các trường hợp liên quan đến các chuyến bay, chuyến xe có bệnh nhân dương tính; hơn 50.200 F2 và các trường hợp liên quan khác. Các ổ dịch tại Nông Cống, Như Thanh, Hà Trung, Thọ Xuân, Quảng Xương, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (Thành phố Thanh hóa), Nga Sơn, Bệnh viện COVID-19 số 1 đã được kiểm soát.

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Thanh Hóa ưu tiên chỉ đạo nâng cao năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong năm 2021 đã trang bị bổ sung 15 hệ thống xét nghiệm RT-PCR cho 14 cơ sở y tế. Đến nay các hệ thống xét nghiệm RT-PCR trên địa bàn tỉnh đều được triển khai vận hành, đáp ứng yêu cầu xét nghiệm phòng, chống dịch. Tính từ ngày 27/4 đến nay, các cơ sở xét nghiệm ở Thanh Hóa đã thực hiện 501.984 mẫu xét nghiệm RT-PCR/146.758 người.

Thanh Hóa đang đẩy mạnh công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch tễ, cách ly, điều trị, các hoạt động xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ, bao gồm xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị... và xét nghiệm đối với các nhóm nguy cơ như lái xe, xe ôm, shiper…

Đặc biệt từ đầu tháng 11, để thích ứng với tình hình mới, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chỉ đạo các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và khu vực Ngọc Lặc, Nghi Sơn triển khai việc tiếp nhận, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (tầng 1). Để sẵn sàng nâng cao năng lực thu dung, cách ly điều trị, ngành Y tế Thanh Hóa đã kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị, mức độ đáp ứng tiếp nhận, điều trị của các bệnh viện tuyến huyện; tổ chức tập huấn rộng rãi cho lãnh đạo, đội ngũ y bác sỹ, nhân viên các bệnh viện về quy trình bố trí, thiết lập các khu vực thu dung, cách ly, điều trị theo phương châm “4 tại chỗ”.

Thời gian qua, một số địa phương đã thí điểm cách ly F1 tại nhà đạt được kết quả tích cực. Đây là tiền đề để áp dụng cách ly F1 tại nhà trên toàn tỉnh, góp phần giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly.

Theo ông Đầu Thanh tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong đợt bùng phát dịch thứ 4, Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó phù hợp, linh hoạt nên tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đời sống nhân dân và các hoạt động sản xuất đang thích ứng an toàn hiệu quả trong trạng thái bình thường mới. Việc tận dụng những "giờ đầu", "ngày đầu" trong công tác khoanh vùng, truy vết được xem là quan trọng nhất. Tiếp đó là việc đánh giá vùng nguy cơ dịch, các biện pháp kiểm soát dịch, phong tỏa diện hẹp; khâu xét nghiệm phải là then chốt, bảo đảm tiến hành thần tốc nhất có thể để bóc tách F0 và các trường hợp nguy cơ cao. Khi phát hiện có trường hợp nhiễm, hoặc nghi nhiễm phải “thần tốc” truy vết, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, với tinh thần “nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch”; khoanh vùng gọn nhất có thể; cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất; điều trị tích cực từ sớm, từ xa, từ cơ sở và dập dịch triệt để, đồng thời, triển khai các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân yên tâm tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch...

Thanh Hóa đang đẩy nhanh thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, bảo đảm khoa học, an toàn, kịp thời, hiệu quả hướng tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”, khắc phục tình trạng chờ đợi, kén chọn vaccine. Hiện Thanh Hóa được cấp hơn 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và đã tiêm 1,5 triệu liều.

Tiếp nối và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, cùng nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân, Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; thực hiện thành công mục tiêu kép, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 và các năm tiếp theo.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.