Thành phố Hồ Chí Minh công bố thành lập Sở An toàn thực phẩm​

0:00 / 0:00
0:00
Sau 7 năm triển khai thí điểm Ban Quản lý an toàn thực phẩm, ngày 30/12, UBND Thành phố Hồ Chí Minh công bố quyết định thành lập Sở An toàn thực phẩm. Đây là Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trên cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh công bố thành lập Sở An toàn thực phẩm​

Tại Hội nghị, ông Lâm Hùng Tấn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chấm dứt thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm. Đồng thời, công bố và trao Quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức vụ Giám đốc Sở An toàn thực phẩm. Ông Lê Minh Hải, Phó Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở An toàn thực phẩm trong thời hạn 5 năm.

Đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được trong 7 năm triển khai thí điểm Ban Quản lý an toàn thực phẩm, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, lãnh đạo Sở An toàn thực phẩm tiếp tục phát huy những thành quả trong 7 năm qua, khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức và triển khai ngay các công việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt là cho dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp tới.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu Sở An toàn thực phẩm đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời liên kết chặt chẽ với các tỉnh, gắn Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh trong phát triển các vùng sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn, thúc đẩy việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi. Sở An toàn thực phẩm cũng cần thực hiện nghiêm túc đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cam kết tiếp tục tập trung cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, để người dân Thành phố được sử dụng thực phẩm một cách an toàn và an tâm. Trong thời gian tới Sở An toàn thực phẩm sẽ có kế hoạch tuyên truyền về công tác an toàn thực phẩm ở mức độ cao hơn; tiếp tục đẩy mạnh liên kết với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh khác để bảo đảm thực phẩm sạch từ nguồn, cung ứng thực phẩm sạch cho người dân Thành phố. Song song đó là nhiệm vụ chống thực phẩm bẩn, kiên quyết xử lý mạnh tay với thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn.

Trước đó, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh được thí điểm thành lập từ tháng 12/2016. Tại Kỳ họp thứ 11, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Nghị quyết, Sở An toàn thực phẩm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2024. Đến ngày 29/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định chấm dứt việc thí điểm hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 1/1/2024.

Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.