Thế cờ mới tại khu vực Trung Đông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Saudi Arabia và Iran nối lại quan hệ ngoại giao sau nhiều năm đối đầu không chỉ câu chuyện giữa hai quốc gia đơn lẻ, mà rộng hơn còn là bước tiến lớn đối với cả khu vực Trung Đông. Việc đứng ra làm trung gian trong thoả thuận lần này là một nỗ lực táo bạo của Trung Quốc , nhưng nó cũng cho thấy sự “lu mờ” của Mỹ tại vùng Vịnh.
Đại diện Arab Saudi, Trung Quốc và Iran trong lễ ký thỏa thuận tại Bắc Kinh ngày 10/3.
Đại diện Arab Saudi, Trung Quốc và Iran trong lễ ký thỏa thuận tại Bắc Kinh ngày 10/3.

Saudi Arabia có rất nhiều lợi ích nếu duy trì được mối quan hệ hợp tác thực chất với Iran. Iran cũng vậy, thoả thuận này có thể được xem như một lối mở trong bối cảnh nền kinh tế bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt khắc nghiệt, tình hình trong nước còn nhiều bất ổn. Thoả thuận này nhiều khả năng có thể giúp xoa dịu những căng thẳng vốn đã tồn tại từ lâu ở khu vực.

“Các quốc gia trong khu vực có chung vận mệnh” Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan, nhấn mạnh. “Điều đó yêu cầu các nước cần phải hợp tác cùng nhau vì sự thịnh vượng và ổn định của khu vực”.

Trên thực tế, sự cạnh tranh giữa hai quốc gia Hồi giáo này từ lâu đã định hình môi trường chính trị – thương mại ở vùng Vịnh. Những mâu thuẫn này chủ yếu xuất phát từ vấn đề văn hoá, tôn giáo. Trong khi người dân Iran chủ yếu là người Hồi giáo theo dòng Shiite sinh sống, nhánh Hồi giáo Sunni lại chiếm ưu thế ở Saudi Arabia. Bên cạnh đó, hai quốc gia này thường xuyên có những quan điểm trái ngược khi ủng hộ các bên đối lập trong các cuộc xung đột tại Yemen, Iraq, Syria và Lebanon.

Thời điểm Saudi Arabia và Iran quyết định nối lại quan hệ ngoại giao, cũng như vai trò của Trung Quốc trong thoả thuận lần này đều gây ra sự bất ngờ với nhiều nhà phân tích chính trị. Một số chuyên gia nhìn nhận sự tham gia của Trung Quốc là một thách thức, làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Trung Đông.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác cho rằng Arab Saudi chỉ đơn giản là theo đuổi cách tiếp cận thực dụng hơn trong chính sách đối ngoại trong vài năm qua. Mặc dù vẫn coi Mỹ là đối tác an ninh chính, nhưng Arab Saudi giờ đây tin rằng Washington không thể tiếp tục đảm bảo an ninh cho họ, và cũng không thể đứng ra làm “cầu nối” cho một thỏa thuận giữa với Iran, do mối quan hệ căng thẳng trên nhiều mặt với quốc gia Hồi giáo này.

Thế cờ mới tại khu vực Trung Đông ảnh 1

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 ở Indonesia vào tháng 11/2022.

“Arab Saudi hiểu rằng sự cam kết từ Trung Quốc cũng có giới hạn. Trong vài năm qua, người Saudi đã có được những bài học cho riêng mình, và một trong những bài học đó là tiếp tục đa dạng hóa các mối quan hệ của mình”, Yasmine Farouk, chuyên gia tại Carnegie Endowment for International Peace, chỉ rõ.

Năm 2019, Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman từng khẳng định rằng một cuộc chiến giữa Saudi Arabia và Iran sẽ khiến giá dầu tăng vọt và khiến cho “nền kinh tế toàn cầu sụp đổ hoàn toàn”, điều đó đồng nghĩa rằng “một giải pháp chính trị và hòa bình sẽ tốt hơn nhiều so với giải pháp quân sự”. Tuy nhiên, đến năm 2021, Saudi Arabia mới chính thức bày tỏ mong muốn tìm kiếm một giải pháp cải thiện quan hệ song phương với Iran. Giới chức nước này đã tổ chức nhiều vòng đàm phán với các quan chức Iran trong hai năm qua, ở cả Iraq và Oman.

“Chính sách đối ngoại của Saudi Arabia rất rõ ràng: Họ muốn giải quyết mọi sự khác biệt, bất đồng hay tranh chấp thông qua biện pháp ngoại giao. Họ đã rất cố gắng thực hiện được điều đó với Iran,” Mohammed Alsulami, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu về Iran, chia sẻ.

Trong một tuyên bố mới đây, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Vương Nghị, đã ca ngợi vai trò “trung gian hòa giải thiện chí và đáng tin cậy” của Trung Quốc. “Thế giới không chỉ giới hạn trong cuộc xung đột tại Ukraine. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến hòa bình và sinh kế của người dân cần sự quan tâm của cộng đồng quốc tế”, ông Vương Nghị nhấn mạnh, hàm ý chỉ trích Washington.

Việc Mỹ bị cuốn vào những diễn biến cuộc xung đột tại Ukraine đã tạo điều kiện để Trung Quốc bước vào cái có thể được coi là “khoảng trống địa chính trị” ở khu vực Trung Đông. “Trung Quốc hiện diện với tư cách là một nhân tố chiến lược quan trọng ở vùng vịnh”, Kristin Smith Diwan, chuyên gia tại Viện Các quốc gia vùng Vịnh, nhận định.

“Điều đáng nói ở đây là thoả thuận giữa Saudi Arabia và Iran đã thể hiện được hình tượng Trung Quốc trong khu vực. Nói theo cách khác, có vẻ như đây là một gáo nước lạnh khác mà chính quyền Mỹ phải hứng chịu”, Suzanne Maloney, Giám đốc vấn đề chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, cho biết.

Ninh Bình: Nhiều trẻ em nhập viện do mắc cúm
Ninh Bình: Nhiều trẻ em nhập viện do mắc cúm
(Ngày Nay) -  Theo báo cáo của các cơ sở y tế tỉnh Ninh Bình, từ đầu tháng 3 đến nay, tình trạng trẻ em nhập viện gia tăng khá cao với các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, uống thuốc không hạ sốt, chảy dịch mũi nhiều, mệt mỏi, ăn uống kém, có một số trẻ xuất hiện cơn giật khi sốt cao…
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp khi thị trường Trung Quốc mở cửa
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp khi thị trường Trung Quốc mở cửa
(Ngày Nay) -  Sau khoảng một tuần thị trường Trung Quốc mở cửa, du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có những tín hiệu nhộn nhịp, tích cực. Các công ty du lịch trên địa bàn thành phố xúc tiến khởi động tour tuyến hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng với những thị trường quốc tế trọng điểm khác.
Nhà sáng lập Tập đoàn TH – Anh hùng Lao động Thái Hương đón tiếp ngài Đại sứ cùng phu nhân tại Nghĩa Đàn, Nghệ An - Ảnh: TH
Đại sứ Australia tại Việt Nam: Tập đoàn TH thành công với nông nghiệp hiện đại và tư duy tiến bộ
(Ngày Nay) -  “Thật sảng khoái và tràn đầy năng lượng”, đó là câu nói đầu tiên mà ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam trao đổi với vợ, phu nhân Lyn Allan, khi vừa từ trên xe đặt chân xuống cánh đồng nguyên liệu công nghệ cao tại Đông Hiếu, Nghĩa Đàn của Tập đoàn TH, nơi trước kia là những mảnh ruộng nhỏ, giờ đã trở thành những cánh đồng liền thửa mênh mông được chăm sóc bởi những cánh tay tưới tự động dài 300-400m ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong vận hành.
Hà Nội xử lý các dự án chậm triển khai ở huyện Mê Linh
Hà Nội xử lý các dự án chậm triển khai ở huyện Mê Linh
(Ngày Nay) -  Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội và Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 8/6/2022 của UBND thành phố, các sở, ngành liên quan và UBND huyện Mê Linh đã tiến hành kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện.