Trung Đông trong kỷ nguyên đa cực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong bối cảnh tình hình địa chính trị có nhiều biến động phức tạp, các nước Trung Đông dường như đang nỗ lực thúc đẩy đa dạng hoá quan hệ với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với các nước lớn.
Trung Đông trong kỷ nguyên đa cực

Trong phần lớn năm qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phải “vật lộn” để tìm cách giảm giá dầu trước những tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Vì vậy, khi OPEC+, nhóm các quốc gia xuất khẩu dầu, quyết định cắt giảm sản lượng dầu hai triệu thùng mỗi ngày vào đầu tháng 10, phía Mỹ đã phản ứng vô cùng gay gắt.

“Rõ ràng rằng OPEC+ đang ủng hộ, đứng về phía Nga”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre phát biểu trước báo giới. Lời chỉ trích thẳng thừng càng đáng chú ý hơn khi nó nhằm vào Saudi Arabia, quốc gia không chỉ là nhà sản xuất dầu lớn nhất trong nhóm OPEC+, mà còn là một đối tác quan trọng của Mỹ ở khu vực Trung Đông.

Nhìn ở một góc độ khác, có thể những nhận định từ phía Mỹ phần nào chính xác. Saudi Arabia và Nga đều thuộc OPEC+, một tổ chức hoạt động vì lợi ích chung giữa các bên sản xuất dầu và tránh xảy ra cạnh tranh dẫn đến làm giảm doanh thu xuất khẩu. Chính vì vậy, các nước thành viên của nhóm có mối liên kết vô cùng chặt chẽ nhằm bảo đảm được lợi ích chung, cũng như lợi ích “sát sườn” của quốc gia mình.

Những chỉ trích từ phía chính quyền Tổng thống Biden dường như muốn nhấn mạnh một thực tế rằng, Riyadh đang đứng về phía Nga về mặt chính trị, bất chấp mối quan hệ an ninh lâu dài giữa Mỹ và Saudi Arabia. Nước này như muốn bày tỏ thái độ ủng hộ Moscow trong cuộc xung đột với Ukraine và cản trở những nỗ lực của phương Tây trong việc áp đặt giá dầu xuất khẩu từ Nga.

Thái độ này từ phía Saudi Arabia còn được cho là xuất phát từ quan điểm thiếu thống nhất của Mỹ trong vấn đề quan hệ quốc tế. Một mặt, Mỹ cho rằng chính trị quốc tế trong thời điểm hiện nay sẽ bị chi phối “sự cạnh tranh” giữa các các quốc gia theo bản Chiến lược An ninh quốc gia năm 2022. Mặt khác, nước này có xu hướng theo dõi những quyết định của các đối tác, qua đó đánh giá, coi đây như một phép thử về “lòng nhiệt thành”, sự ủng hộ của họ dành cho Mỹ.

Việc Mỹ liên tục thay đổi các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình đang khiến các đối tác thân cận tại khu vực Trung Đông có cảm giác bất an. Họ lo ngại rằng với những mối quan tâm mới, sự chú trọng cũng như những hỗ trợ từ phía Mỹ đối với khu vực sẽ ngày một suy giảm. Kết quả là, ngày càng có nhiều đối tác của nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm cách tránh chọn bên trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn, đa dạng hoá các một quan hệ quốc tế và duy trì quan hệ với tất cả các cường quốc trong một trật tự thế giới đa cực.

Đa dạng hoá, tránh chọn bên

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hầu hết các quốc gia coi sự cạnh tranh giữa các nước lớn là thách thức lớn nhất đối với lợi ích của họ. Đơn cử, Saudi Arabia coi Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng đầu của họ, nước này hiện là điểm đến cho khoảng 1/5 khối lượng hàng hóa xuất khẩu của họ. Đồng thời, nước này cũng xem Mỹ là đối tác an ninh hàng đầu của họ. Chính vì vậy, thay vì phải chọn bên, Saudi Arabia, giống như nhiều quốc gia khác, đã lựa chọn duy trì cả hai.

Các đối tác thân cận của Mỹ tại khu vực Trung Đông hiện cũng đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ của họ với các nước lớn khác. Trong các nước Bahrain, Ai Cập, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), một số hiện là đối tác đối thoại, số khác đã ký biên bản ghi nhớ trở thành đối tác đối thoại trong tương lai của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Đây là một khuôn khổ hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh được hình thành theo sáng kiến của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Saudi Arabia và Ai Cập được cho là đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh khác của Mỹ tại khu vực, cũng đã bày tỏ ý định trở thành thành viên của cả hai tổ chức trên.

Paul Poast, học giả nghiên cứu tại Đại học Chicago, nhận định rằng sự mở rộng của SCO và BRICS là biểu hiện cho thấy một trật tự quốc tế đang có nhiều sự chuyển biến.

Tuy nhiên, dù bày tỏ ý định tham gia vào SCO và BRICS, những những nước này vẫn duy trì mối quan hệ và tham gia tích cực với các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, G7 và NATO. Có thể thấy, thay vì tự đẩy mình vào thế khó, buộc phải chọn bên, các quốc gia trong khu vực Trung Đông đã nỗ lực duy trì quan hệ với các nước lớn bao gồm cả Mỹ, Nga và Trung Quốc, nhằm bảo đảm tốt nhất lợi ích quốc gia.

Với cách tiếp cận này, các quốc gia trong khu vực Trung Đông, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia, đang cố gắng giảm thiểu những tác động từ cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn và tối đa hóa lợi ích quốc gia của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, gay gắt và quyết liệt hơn, các quốc gia vừa và nhỏ sẽ cần phải tiếp tục thận trọng hơn nữa. Có thể thấy, ngay cả những đối tác thân cận nhất của Mỹ tại khu vực cũng nhận thấy mối quan hệ của họ với Washington đang ngày càng trở nên bất ổn.

Trung Đông trong kỷ nguyên đa cực ảnh 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự một hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo một quốc gia Trung Đông vào tháng 07/2022.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng đặt ra những trở ngại dành cho các quốc gia tại khu vực Trung Đông. Mặc dù là thành viên NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga vào năm 2017. Quyết định này sau đó đã khiến nước này bị Mỹ loại ra khỏi chương trình chuyển giao máy bay chiến đấu F-35.

UAE cũng gặp phải tình trạng tương tự. Việc nước này do dự, không sẵn sàng hạn chế hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh và công nghệ, đã khiến thoả thuận chuẩn giao máy bay F-35 với Mỹ gặp thất bại. Ngay cả Israel, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, cũng nhận thấy mối quan hệ của nước này với Nga và Trung Quốc đang ngày càng được Washington chú ý đến.

Trước thực tế này, Mỹ dường như muốn đưa ra tối hậu thư cho các đối tác của mình rằng trong cuộc cạnh tranh giữa nước này với Nga và Trung Quốc, họ phải chọn bên. Nếu họ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với hai nước này, họ sẽ buộc phải chấp nhận mất đi những lợi ích vốn có và mối quan hệ mật thiết với Mỹ . Tuy nhiên, cách tiếp cận như vậy là không phù hợp.

Thứ nhất, không phải quan hệ hợp tác nào giữa các quốc gia ở khu vực Trung Đông với Nga và Trung Quốc cũng gây mối đe dọa đáng kể đối với lợi ích của Mỹ, vì vậy những phản ứng thái quá là không cần thiết. Thứ hai, trong xu thế toàn cầu hoá, các nền kinh tế tại khu vực không chỉ phụ thuộc vào Mỹ, mà đan xen với đó vẫn duy trì hợp tác với Nga và Trung Quốc nên sẽ khó bị cô lập và chịu ảnh hưởng nặng nề từ quyết định từ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thứ ba, với những yêu cầu như vậy từ phía Mỹ, các nước tại Trung Đông có thể sẽ yêu cầu nước này thực hiện mạnh mẽ hơn các cam kết đảm bảo kinh tế và an ninh trong khu vực, điều mà Washington khó có thể đáp ứng.

Thay đổi cách tiếp cận

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên thay đổi góc nhìn, bởi cạnh tranh nước lớn trong thời điểm hiện nay sẽ khó có thể kéo các nước khác vào cuộc và hình thành các hệ thống hoàn toàn đối lập nhau như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ cần tăng cường xây dựng các mối quan hệ với những đối tác tiềm năng, ngay cả khi những nước này hợp tác với Nga và Trung Quốc.

Thay vì tích cực tham gia vào các diễn đàn lớn tập trung vào nhiều vấn đề, Mỹ nên tìm cách thắt chặt quan hệ với các đối tác trong khu vực Trung Đông thông qua những khuôn khổ hợp tác nhỏ hơn như Hiệp định Abraham, nhóm I2U2. Những cơ chế như vậy sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung, đặc biệt là trong vấn đề an ninh và đầu tư cơ sở hạ tầng, mà không bị chi phối bởi những bất đồng chính trị. Các nhóm này sẽ đóng vai trò như một đối trọng với sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, đồng thời giúp cho các nước nhỏ tránh “mất lòng” các bên và được hưởng lợi nhiều hơn.

Bên cạnh đó, quan điểm của các quốc gia trong khu vực Trung Đông khi nhìn nhận về lợi ích của họ cũng cần được tính đến. Trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Mỹ thường mặc định cho rằng các đối tác sẽ có cùng quan điểm và ủng hộ những lợi ích của nước này trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, đây là một tư duy sai lầm và được cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H. R. McMaster gọi là “chiến lược ích kỷ”.

Hướng đi này vốn được Mỹ theo đuổi từ lâu, nhưng đôi khi nó sẽ để lại hai hậu quả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quốc gia này. Một là, Mỹ rất có thể sẽ rơi vào thế bị động, bất ngờ khi các nước đồng minh tại Trung Đông không ủng hộ và đi ngược lại những mong muốn của Washington. Hai là, tiếng nói của Mỹ sẽ mất đi trọng lượng, nếu như không có những phản ứng đủ mạnh khi các đối từ chối thực hiện yêu cầu của nước này. Cả hai hệ luỵ này đều sẽ kéo một nhận thức rằng ảnh hưởng của Mỹ đang dần suy yếu.

Mỹ nên tích cực xây dựng các mối quan hệ đối tác ổn định, lâu dài trong khu vực Trung Đông, đồng thời chấp nhận rằng mối quan hệ sẽ có nhiều biến số hơn, khi mà các quốc gia ngày càng đa dạng hoá các mối quan hệ song phương. Trong một phát biểu gần đây, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Colin Kahl đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “chỉ chú trọng xây dựng các mối quan hệ dựa trên lợi ích đơn phương và những tính toán địa chính trị của họ”.

Tuy nhiên, trong quan điểm của các quốc gia tại khu vực Trung Đông, hầu hết là các đối tác của Mỹ, họ đều cho rằng Washington cũng tư lợi và chỉ chú trọng đến lợi ích quốc gia của mình, đặc biệt là khi nước này tuyên bố dịch chuyển trọng tâm chiến lược, xoay trục sang châu Á.

Trong một mối quan hệ đơn thuần, lợi ích và chi phí đánh đổi luôn được đặt lên bàn cân. Thế nhưng, trong một mối quan hệ liên minh, một quốc gia có thể đưa ra những yêu cầu hợp lý và chấp nhận một số đề xuất từ phía đối tác trong hiện tại để đạt được lợi ích trong tương lai. Nếu Mỹ thực sự mong muốn vun đắp mối quan hệ lâu dài với các quốc gia Trung Đông, họ cần phải tiếp cận vấn đề theo hướng như vậy.

Tuy nhiên, niềm tin của các quốc gia trong khu vực vào Mỹ dường như đã suy giảm. Họ không tin rằng nếu như chấp nhận các yêu cầu từ phía Mỹ, khi gặp khủng hoảng hoặc có vấn đề nảy sinh, họ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ nước này. Ở một góc độ khác, họ thấy rằng mình không được Washington lắng nghe. Đó không phải là những gì nên xuất hiện trong một mối quan hệ liên minh qua lại, đề cao sự công bằng, bình đẳng từ hai phía.

Điều này phản ánh lối mòn trong quan điểm chiến lược của Mỹ vốn đã tồn tại từ lâu. Khi dịch chuyển các ưu tiên chính sách của mình từ một khu vực sang một khu vực khác, Mỹ dường như không còn chú tâm đến việc duy trì mối quan hệ vốn có với các đối tác quan trọng. Đến khi nhận thấy có lợi ích, nước này sẽ tìm cách gián tiếp để bảo vệ nó.

Trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn đang ngày một gia tăng ở nhiều lĩnh vực và tại nhiều khu vực, các quốc gia tại Trung Đông đã chọn cho mình lối đi “qua khe cửa hẹp”. Họ đẩy mạnh xây dựng các mối quan hệ với tất cả các nước lớn, chủ động tham gia vào các thể chế đa phương do cả Mỹ, Nga và cả Trung Quốc dẫn đầu. Trên tất cả, những nước này theo đuổi chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá và sau cùng đều vì lợi ích quốc gia.

Theo Foreign Affairs
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.