Thế giới bước vào giai đoạn 'sống còn' để cắt giảm ô nhiễm nhựa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 16/5, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố một báo cáo, trong đó cảnh báo thế giới phải ngăn chặn nhựa dùng một lần và giảm thói quen tiêu dùng lãng phí này để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. LHQ cũng cho biết vài năm tới sẽ là giai đoạn đóng vai trò quan trọng.
Thế giới bước vào giai đoạn 'sống còn' để cắt giảm ô nhiễm nhựa

Ngày càng có nhiều lo ngại về các tác động của hạt vi nhựa (được tạo ra khi các sản phẩm nhựa phân hủy trong môi trường) được tìm thấy từ các vùng đáy biển sâu nhất cho đến những đỉnh núi cao như Everest. Trong cơ thể người, hạt vi nhựa được phát hiện trong máu, sữa mẹ và nhau thai.

Báo cáo của UNEP được đưa ra 2 tuần trước khi các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia sẽ nhóm họp tại Paris (Pháp) để tiến hành vòng đàm phán mới về một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý vào năm 2024 nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa. Báo cáo đề xuất kế hoạch dựa trên tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguyên liệu sử dụng để giúp giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040 nói chung và giảm một nửa lượng sản xuất nhựa sử dụng một lần.

Báo cáo trên dẫn các nghiên cứu cho thấy nhựa có thể thải ra 19% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2040. Điều này sẽ ngăn cản thế giới đạt cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu về việc giới hạn mức tăng nhiệt toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp.

Giám đốc điều hành UNEP, bà Inger Andersen cho biết: “Cách chúng ta sản xuất, sử dụng và vứt bỏ đồ nhựa đang gây ô nhiễm các hệ sinh thái, đặt ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người và gây bất ổn khí hậu”. Theo bà, lộ trình giảm ô nhiễm được nêu trong báo cáo trên “giảm đáng kể các nguy cơ này, thông qua một cách tiếp cận mới, theo đó giữ cho đồ nhựa ở ngoài hệ sinh thái, ngoài cơ thể và trong nền kinh tế”.

Năm 2020, khoảng 238 triệu m3 rác thải từ nhựa dùng một lần, như hộp đựng, đã được thải ra trên khắp thế giới. Khoảng một nửa số này không được quản lý, ví dụ được chôn trong môi trường hoặc được đốt. Nếu không có thay đổi lớn, UNEP dự báo lượng rác thải nhựa hằng năm sẽ lên tới 408m3 vào năm 2040, trong đó 380m3 là nhựa làm từ nhiên liệu hóa thạch. Như vậy, khoảng 227m3 nhựa sẽ đi ra môi trường.

Báo cáo ước tính với một loạt giải pháp “thay đổi hệ thống”, con số ô nhiễm trên sẽ giảm xuống còn 41m3. Tuy nhiên, UNEP nhấn mạnh việc này phải làm ngay, không còn thời gian để lãng phí.

Báo cáo nêu rõ: “3-5 năm tới là khung thời gian quan trọng để hành động nhằm đặt thế giới trên lộ trình hướng đến việc thực hiện kịch bản thay đổi hệ thống vào năm 2040”.

Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất, giúp giảm tới 30% ô nhiễm nhựa vào năm 2040, với việc đưa vào những thứ như chai nước tái sử dụng, hệ thống gửi lại hộp đựng và các loại máy tự động thu gom chai nhựa. Theo báo cáo, trong khi các chính phủ là người khởi xướng sự thay đổi này, người tiêu dùng sẽ phải “từ bỏ sự tiện lợi và tập quen với các sản phẩm trông ít bóng bẩy hơn”.

Báo cáo cho biết thêm tái chế đồ nhựa tốt hơn cũng giúp giảm 1/5 lượng rác thải nhựa, trong khi thay thế đồ nhựa bằng các sản phẩm khác như giấy hoặc nguyên liệu tổng hợp, có thể giúp giảm thêm 17%.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.