Thiên đường than lậu: Những quyết định bất thường ở Vinacomin

Quyết định số 2558/QĐ-Vinacomin ngày 6-12-2012 được xem là một quyết định “dị thường” như vậy.
Thiên đường than lậu: Những quyết định bất thường ở Vinacomin

Quyết định số 2558/QĐ-Vinacomin ngày 6-12-2012 được xem là một quyết định “dị thường” như vậy. Nó ra đời vào vào thời điểm cân đối sổ sách “nhạy cảm” nhất trong năm. Chúng tôi không có đủ thông tin để đánh giá tầm ảnh hưởng của Quyết định 2558 lên toàn thể các đơn vị thành viên của tập đoàn, nhưng chỉ trong phạm vi 13 doanh nghiệp bán than cho Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả cũng có thể đánh giá được tương đối đầy đủ sức mạnh quyền lực và ý đồ áp đặt của Quyết định này đối với tất cả các đơn vị trực thuộc tập đoàn.

Chuyển giá để chiếm đoạt lợi nhuận

Tháng 4- 2013, ngay sau Đại hội cổ đông Công ty CP Than Cao Sơn, nhiều cổ đông đã rất bức xúc vì khoản lợi nhuận trước thuế năm 2012 của Công ty này từ 115,9 tỷ đồng, bỗng nhiên “tụt” mất 61,6 tỷ đồng, chỉ sau “một đêm” kiểm toán. Giám đốc Công ty CP Than Cao Sơn Nguyễn Xuân Lập sau đó đã phải lên mặt báo giải thích, đại ý rằng: Tập đoàn thay đổi giá mua than khiến công ty bị giảm trừ một khoản doanh thu 55,8 tỷ đồng (phần chênh lệch còn lại là chi sửa chữa thường xuyên đã đủ điều kiện bổ sung vào chi phí). Khoản giảm trừ này xuất hiện khi công ty làm xong báo cáo tài chính trước kiểm toán, nên mỗi đồng doanh thu đều đánh thẳng vào lợi nhuận. Điều đó làm nhiều cổ đông bị sốc…

Song liệu câu chuyện trên đây có đơn giản chỉ là cú sốc về giá? Bởi trước hết, giá (mua than nội bộ), là thứ tập đoàn có thể “trồng” được. Mỗi năm, nếu muốn, tập đoàn ban hành vài quyết định như vậy. Giá đồng thời là công cụ điều tiết doanh số, lợi nhuận, thuế và đôi khi nó lên hay xuống không nhất thiết phụ thuộc sự “hắt hơi sổ mũi” của thị trường. Thứ hai, các quyết định ban hành về giá thường có hiệu lực “hồi tố không giới hạn”. Cách làm này khiến cho kết quả sản xuất, kinh doanh và các nghĩa vụ ngân sách của nhiều thành viên tập đoàn luôn bị bóp méo so với thực tế, đồng thời nó cũng làm cho động lực sản xuất, kinh doanh bị trì trệ, các giá trị lợi ích bị đảo lộn, nhất là trong bối cảnh nhiều thành viên của Tập đoàn đã cổ phần hoá (CPH).

Quyết định số 2558/QĐ-Vinacomin ngày 6-12-2012 được xem là một quyết định “dị thường” như vậy. Nó ra đời vào vào thời điểm cân đối sổ sách “nhạy cảm” nhất trong năm. Chúng tôi không có đủ thông tin để đánh giá tầm ảnh hưởng của Quyết định 2558 lên toàn thể các đơn vị thành viên của tập đoàn, nhưng chỉ trong phạm vi 13 doanh nghiệp bán than cho Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả cũng có thể đánh giá được tương đối đầy đủ sức mạnh quyền lực và ý đồ áp đặt của Quyết định này đối với tất cả các đơn vị trực thuộc tập đoàn.

Cũng cần nói thêm đôi chút về Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả. Doanh thu một năm của Công ty hiện vào khoảng 35.000- 36.000 tỷ đồng. Đây được xem là một trong ba chiếc “gạch nối” quyền lực bậc nhất của Tập đoàn đối với các đơn vị thành viên sản xuất, chế biến than. Một mặt, Công ty tổ chức mua than từ các đơn vị sản xuất, chế biến theo kế hoạch và theo giá của Tập đoàn; mặt khác, thực hiện việc xuất bán cho các hộ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu theo uỷ quyền của tập đoàn. Chính vì vậy, mỗi khi tập đoàn ban hành một quyết định điều chỉnh giá mới thì “cánh tay nối dài của tập đoàn” lại được dịp “ra oai” mạnh bạo nhất.

Chẳng hạn, với Quyết định số 2558 của tập đoàn, tại đầu vào của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã thực hiện điều chỉnh tăng doanh thu cho chín doanh nghiệp với tổng giá trị dương (+) hơn 994 tỷ đồng, điều chỉnh giảm doanh thu cho bốn doanh nghiệp với tổng giá trị âm (-) gần 206 tỷ đồng. Như vậy, chỉ cần một quyết định theo kiểu “nửa hành chính, nửa kinh doanh” mà chỗ này thì được “ban phát”, còn chỗ kia thì bị tước đoạt hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Điều đáng nói trong cuộc “điều chỉnh” nói trên, phần thiệt thòi chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp CPH với 49% vốn ngoài Nhà nước, như: Công ty CP Than Mông Dương bị giảm trừ (-) hơn 24 tỷ đồng, Công ty CP Than Cao Sơn bị giảm trừ (–) hơn 55,8 tỷ đồng, Công ty CP Tây Nam Đá Mài bị giảm trừ (–) hơn 121 tỷ đồng... Nghiệt một nỗi, doanh thu bị giảm trừ vào thời điểm cuối năm, nên doanh thu mất đi cũng chính là lợi nhuận bị cắt xén.

Như vậy, có thể hiểu việc ban hành một quyết định điều chỉnh doanh thu không còn đơn thuần là cú sốc giá cả và chỉ liên quan đến phần lợi ích dàn trải trong nội bộ Nhà nước, mà còn gây thiệt hại cho những đối tượng cổ đông ngoài Nhà nước, hay nói cách khác, đây là hành vi chuyển giá để chiếm đoạt lợi tức của các cổ đông này.

Quá mù ra mưa

“Độ khó” của “trò chơi chiếm đoạt” nếu chỉ dừng ở đó, thì các cổ đông bị thiệt hại cùng lắm chỉ đến mức đâm đơn ra toà đòi phán quyết tập đoàn phải “chơi” đúng luật, chứ cũng chưa thể ảnh hưởng nhiều đến các lãnh đạo của tập đoàn. Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Điều này đã được chứng thực ở Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả, bắt nguồn từ bản Quyết định điều chỉnh doanh thu số 1582/QĐ- Vinacomin ngày 17-7-2012, hay còn gọi là bản “kế hoạch II”.

Khác với “kế hoạch III” là cuộc dàn xếp cuối cùng, “kế hoạch II” thường thể hiện định hướng điều chỉnh tăng, giảm rõ nét. Giống như việc thực hiện Quyết định số 1582, được xem là cuộc điều chỉnh giảm giá rầm rộ nhất của tập đoàn trong vài năm trở lại đây. Quyết định vừa ban hành, chỉ trong tháng 7-2012, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã điều chỉnh giảm giá đầu vào (–) hơn 970 tỷ đồng. Tháng 8-2012, Công ty tiếp tục điều chỉnh giảm (–) thêm 480.254.674.819 đồng làm cho tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào của Công ty trong hai tháng giảm (-) tổng cộng hơn 1.450 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi xem xét, đối chiếu các tờ khai thuế, bảng kê hoá đơn của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả với tờ khai, bảng kê của các doanh nghiệp bị điều chỉnh doanh thu, cho thấy Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã khai khống 12 hoá đơn (xem bảng kê chi tiết đính kèm). Tổng cộng giá trị của 12 hoá đơn khai khống này là 480.254.674.819 đồng. Điều này là minh chứng rõ nhất việc Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã khai khống toàn bộ giá trị điều chỉnh giảm doanh số đầu vào của tháng 8-2012. Hậu quả của hành vi này rất có thể dẫn đến việc thất thoát một giá trị lớn tài sản Nhà nước (bao gồm giá trị khai khống và thuế GTGT) lên đến gần 530 tỷ đồng.

Đây là những hành vi cần được các cơ quan chức năng điều tra tỉ mỉ để đi đến kết luận chính xác.

Trong quá trình điều tra những sai phạm trên đây, ngoài việc vấp phải sự bất hợp tác của chính các đối tượng có sai phạm là điều dễ hiểu, song khi sự bất hợp tác đó lại đến từ phía Cục Thuế Quảng Ninh thì quả là vô cùng khó hiểu! Nhóm phóng viên điều tra báo Thời Nay đã nhiều lần tiếp xúc cũng như gửi đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến những sai phạm kể trên, nhưng đều bị lãnh đạo Cục Thuế Quảng Ninh (mà cụ thể là ông Phó Cục trưởng Thuế Quảng Ninh Mai Chiến Thắng) quyết liệt từ chối với lý do “bảo mật” cho doanh nghiệp. Phải chăng, việc công khai, minh bạch để chống sai phạm chính là việc chờ cho sai phạm xong rồi mới công khai để đấu tranh?

>>> Xem thêm

"Thiên đường" than lậu!

Hợp tác cùng ấn phẩm Thời nay

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.