Thói quen mua hàng qua mạng của người Việt

Mỗi người Việt tốn khoảng 160 USD/năm để mua hàng trực tuyến và thói quen mua sắm của người dân chủ yếu xoay quanh 3 mặt hàng.
Thói quen mua hàng qua mạng của người Việt

Theo Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2015 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), giá trị mua hàng trực tuyến của 1 người trong năm 2015 ước tính là 160 USD, doanh thu từ thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ ước đạt 4,07 tỷ USD tăng gần gấp đôi so với năm 2013 và chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2015.

Thói quen mua hàng qua mạng của người Việt ảnh 1

Bà Lê Thị Hà (Cục TMĐT và Công nghệ thông tin) cho hay 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ được người dân mua trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (64%). Ảnh: NDH.

Bà Lê Thị Hà (Cục TMĐT và Công nghệ thông tin) cho hay 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ được người dân mua trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (64%). Tiếp theo là đồ công nghệ, điện tử (56%), thiết bị đồ dùng gia đình (49%). Hình thức mua sắm chủ yếu thông qua website bán hàng hóa, dịch vụ (76%), qua diễn đàn, mạng xã hội (68%).

“Với hơn 127 triệu thuê bao di động, Việt Nam đang dần tiếp cận với các hình thức kinh doanh thông qua các thiết bị di động”, bà Hà nói.

Theo bà Hà, có đến 85% người dân truy cập internet bằng thiết bị di động và 74% người dân sử dụng thiết bị này để tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng. Xu hướng này được dự đoán sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, hiện tỷ lệ người tham gia thanh toán trực tuyến khi mua hàng trên mạng chưa nhiều, tỷ lệ người dân thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng vẫn chiếm tới 91%.

“Trở ngại lớn nhất khi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng hiện nay là vấn đề sản phẩm khi mua trên môi trường điện tử có chất lượng kém hơn so với quảng cáo (73%), giá cả là trở ngại thứ 2 (61%) tiếp đó là trở ngại từ khâu vận chuyển và giao nhận (45%)”, bà Hà nhấn mạnh.

Trong khi đó, năm 2015 mới chỉ có 45% doanh nghiệp (DN) xây dựng và vận hành website riêng, chủ yếu là DN thuộc nhóm công nghệ thông tin và truyền thông, y tế - giáo dục – đào tạo, du lịch – ăn uống.

28% DN quảng cáo, bán hàng qua mạng xã hội. 62% website TMĐT có tích hợp mạng xã hội, chủ yếu là Facebook (70%), google Plus (27%) và Twitter (18%).

Mới chỉ có 18% DN có ứng dụng bán hàng qua thiết bị di dộng và 21% DN có website phiên bản di động.

Năm 2015, có tới 70% DN đặt hàng và nhận đơn đặt hàng qua email, chỉ khoảng 35% DN làm thế qua website.

“Từ nay đến năm 2020, TMĐT trên nền tảng di động và mạng xã hội sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh. Với dân số hơn 90 triệu người, 127 triệu thuê bao di động, 21,9 triệu số thuê bao 3G, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ứng dụng TMĐT”, bà Hà khẳng định.

Theo Zing.Vn

Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.