Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - "Công bằng thông tin – Cân bằng tin tức – Bình đẳng tiếp cận – Làm đầy dữ kiện" là thông điệp mà TS. Phan Thị Thùy Trâm, Tổng thư ký Hội Nữ trí thức Việt Nam, điều phối viên của Tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái: Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số" muốn chia sẻ. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của bà Phan Thị Thuỳ Trâm.
Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái

Kính thưa Quý vị,

Con số mà UNESCO Việt Nam nêu ra tại tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” khiến bản thân tôi bị ám ảnh: Chỉ riêng tại Việt Nam, 21 triệu trẻ em đã bị gián đoạn giáo dục do đại dịch COVID-19. Con số “giật mình” này khiến mỗi người trong chúng ta không thể ngừng suy nghĩ.

Chiến dịch #KeepingGirlsinthePicture - Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái được UNESCO phát động đã góp phần khuyến khích trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số tiếp tục học tập sau đại dịch COVID-19.

Để tạo nên sự tác động xã hội, để Giáo dục thay đổi cuộc sống của chúng ta thì truyền thông có thể làm gì?

Chương trình Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái đã đem tới cho xã hội các câu chuyện truyền cảm hứng của các bạn nhỏ dân tộc Tày, Thái, Êđê, H’Mông, Mường, Sán Chay, Xtiêng, Khmer, Hoa, Chăm, Kinh… trên khắp mọi miền đất nước. Đó là câu chuyện của một phụ nữ Tày từng đi bộ 40 ki-lô-mét đến trường giờ đây là một nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái dân tộc Xtiêng đã gạt đi những lời ngăn cản từ hàng xóm láng giềng và hoàn thành ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia. Hay một nữ giảng viên dân tộc Thái đã vượt qua tuổi ấu thơ gian khó để trở thành người tích cực đi đầu trong các hoạt động trao quyền cho phụ nữ góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục hành trình học tập để hướng về tương lai phía trước.

Chị Hương, một chuyên gia kinh tế, người được tiếp cận học vị cao, đậu bằng tiến sĩ tại trường nổi tiếng ở Mỹ, chị dành thời gian cho hoạt động xã hội và là sáng lập viên, người điều hành Mạng lưới người khiếm thị Việt Nam. Khi được nghe thông tin về sự kiện này, chị tìm kiếm thông tin trên internet về trẻ em gái dân tộc thiểu số. Nhưng, chị tìm được rất ít thông tin.

Vấn đề đặt ra là, vậy mức độ quan tâm của báo chí đến trẻ em như thế nào, tại sao thông tin về trẻ em gái càng ít hơn, và trẻ em gái DTTS càng ít hơn nữa. Vì sao lại có điều này? Thị hiếu, độc giả báo chí là ai? Độc giả đọc tin tức trẻ em gái DTTS là ai, khi bố mẹ các em cũng là người DTTS tiếp cận chữ Kinh với tỷ lệ ít. Chúng ta có thể không suy nghĩ về những điều to tát, nhưng những việc nhỏ như một người dân tìm thông tin trên internet không thấy cái họ cần có khiến giới báo chí suy nghĩ không?

“Những đôi mắt vùng cao” là câu chuyện nhà báo Bông Mai kể lại với phong thái tự nhiên và nhiệt tâm, sau khi chị vừa hoàn thành chuyến đi lái xe một mình trong “99 ngày xuyên Việt”. Trong 99 ngày này, chị đã lắng nghe những câu chuyện đời của các dân tộc thiểu số trên cung đường chị đi, các bản làng, buôn xóm để gặp gỡ, ghi lại hình ảnh và các câu chuyện về phụ nữ, trẻ em tại nơi đây. Với những gì chị Mai đã làm được trong suốt hành trình "99 ngày Xuyên Việt cùng Mai" và thông điệp nổi tiếng của chị làm thay đổi nhận thức nhiều con người "Dám sống một cuộc đời rực rỡ" và “Chẳng khi nào là muộn để bạn dám làm, dám sống một cuộc đời rực rỡ khi bạn yêu thương, trân trọng chính mình”, thông điệp truyền đến niềm tin, niềm hy vọng, động lực cho nhiều bạn trẻ dấn thân tìm hiểu văn hóa dân tộc.

Anh Phạm Việt Hoài, chủ doanh nghiệp KymViet, người đàn ông ngồi xe lăn mang hàng thủ công của người khuyết tật ra thế giới, doanh nghiệp KymViet đặc biệt bởi sản phẩm được làm ra từ những người phụ nữ điếc, điếc thuộc cộng đồng nghe, không thuộc cộng đồng người bình thường. KymViet cũng tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên khuyết tật về kĩ năng làm nghề. Anh Hoài ấn tượng với các thông tin từ tọa đàm khi đi theo cách tiếp cận thân phận cụ thể, từ tiếng nói của người trong cuộc, từ dưới lên, mở ra cách tiếp cận mới về thông tin cho chính anh.

Diễn viên, nghệ sĩ Hoàng Xuân, người phụ nữ cam kết dài hạn cho các hoạt động xã hội từ năm 2015 tới nay, hiện chị là Chi hội phó Chi hội Mạng lưới nữ trí thức DNXH thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam. Chị mong muốn được tiếp cận các thông tin từ báo chí về các mảnh đời khác nhau của trẻ em gái và trẻ em DTTS để chị có thể nối dài sự hỗ trợ của cộng đồng với các hoàn cảnh này, điều này rất cần thiết cho những người hoạt động xã hội như chị, có thông tin để lựa chọn các trường hợp đồng hành hỗ trợ.

Nhà báo Nguyễn Thu Hà một người phụ nữ tinh tế và một nhà báo nhiều kinh nghiệm tiếp cận văn hóa bản địa, chị khuyến khích bản thân mỗi nhà báo cần chủ động thích nghi với hoàn cảnh và tự làm mới chính mình khi tiếp xúc với trẻ em DTTS để có thể tạo nên những bài báo có chất lượng.

Diễn giả Đinh Đức Hoàng nổi tiếng với những bài viết về chính sách, đặc biệt là đối với những khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Hiện anh là một trong các thành viên chủ chốt thúc đẩy Sáng kiến NICE - Mạng lưới sáng kiến phát triển vì cộng đồng, dựa trên ý tưởng tập hợp những ý tưởng nhân văn trong xã hội lại thành một nền tảng, và dốc sức để các ý tưởng đó lan tỏa. “Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số” là chủ để diễn giả Đinh Đức Hoàng truyền cảm hứng khi anh tiếp cận vấn đề từ những nhóm khó khăn và không chọn cách tiếp cận từ vấn đề sắc tộc. Các thông điệp của diễn giả Đức Hoàng đưa ra như Định kiến tồn tại ở những lời tán dương, Đằng sau ứng xử là một trạng thái xã hội, Đằng sau số phận con người là sự vận hành của từng vùng đất… khiến những người tham dự trầm tư sâu sắc.

Điều rất thú vị, đó là các câu hỏi mà độc giả và khách mời tham dự quan tâm đi theo cách tiếp cận tổng hợp liên ngành (inter-discipline view).

1. Làm cách nào để báo chí và các pv hiểu đúng và đủ về văn hóa, suy nghĩ và mong muốn của DTTS đặc biệt là trẻ em gái?

2. Làm sao báo chí quan tâm tới cuộc sống của trẻ em gái DTTS và có những bài viết phản ánh đúng tình hình và có tác động tới xã hội?

3. Có những phương cách nào để đưa thông tin về DTTS, trẻ em gái DTTS một cách hấp dẫn, phong phú, thu hút sự chú ý của mọi người?

4. Kênh nào là kênh truyền thông hiệu quả, để lan tỏa thông tin nâng cao nhận thức cộng đồng về người dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái?

5. Các phương tiện truyền thông hiện đang mô tả trẻ em gái DTTS như thế nào và cần thay đổi những gì?

6. Làm cách nào để lãnh đạo tòa soạn quan tâm đến thông tin về trẻ em gái DTTS so với các thể loại tin bài khác?

7. Báo chí có nguy cơ mắc sai lầm gì khi đưa tin về người dân tộc TS đặc biệt về trẻ em gái để còn tránh?

8. Làm thế nào để báo chí có thể thúc đẩy văn hóa trao quyền cho trẻ em gái DTTS trong và thông qua giáo dục?

9. Báo chí kỳ vọng gì chính quyền địa phương/cơ quan chức năng song hành như thế nào với báo chí khi khai thác thông tin về trẻ em gái DTTS?

Các vấn đề đặt ra để có thể trả lời thấu đáo cần có sự vào cuộc của nhiều bên, các bên tham gia (stakeholders) trong tiến trình đó, đó là chính quyền, doanh nghiệp, giới hàn lâm chuyên gia, giới hoạt động xã hội, giới báo chí truyền thông và người dân. Báo chí với vai trò phản ánh dữ kiện (facts), được kỳ vọng tạo nên những sự đổi thay cho xã hội, mỗi nhà báo là một sứ giả trên mặt trận thông tin. Công dân đòi hỏi cần có những thông tin thực tế, đáng tin để đưa ra những lựa chọn có hiểu biết và độc lập. Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đó. Xã hội kỳ vọng được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin về trẻ em gái, trong đó có trẻ em các dân tộc khác nhau; đồng thời báo chí cần phản ánh đúng thực trạng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng và ở mức độ cao hơn, tạo nên sự thay đổi chính sách còn bất cập, lồng ghép thực tiễn vào những chính sách nhân văn vì cộng đồng.

Công bằng thông tin – Cân bằng tin tức – Bình đẳng tiếp cận – Làm đầy dữ kiện là 16 chữ chốt lại, kết thúc một cuộc tọa đàm đầy ắp những nội dung sâu sắc, tác động vào tâm trí mỗi nhà báo tham dự, tìm cho mình cách thức phù hợp hơn để khi tiếp cận và đưa tin về trẻ em gái ở những vùng khó khăn. Bởi, khi tốc độ và nhịp độ truyền thông đã không còn có giới hạn bởi thời gian, đằng sau tin tức là những thân phận con người.

Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 1
Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 2
Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 3
Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 4
Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 5
Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 6
Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 7

Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 8
Thông điệp của TTK Hội Nữ trí thức Việt Nam tại tọa đàm Báo chí vì Bức tranh Tương lai có Trẻ em gái ảnh 9
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.