Thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nếu xây dựng được các cơ chế cho Hà Nội phát triển thì Thủ đô sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, văn hóa cho cả nước...
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận

Cuối buổi sáng 27/11, giải trình tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết đã có hơn 100 ý kiến góp ý vào dự án luật này, kể cả tại các phiên thảo luận tổ và bằng văn bản.

Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ, các ý kiến phát biểu đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án luật có cơ sở pháp lý, chính trị và thực tiễn rất rõ ràng; có tính thuyết phục; xây dựng các cơ chế đặc thù cho Thủ đô cả nước, không phải riêng TP Hà Nội.

Theo Bộ trưởng, nếu xây dựng được các cơ chế cho Hà Nội phát triển thì Thủ đô sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, văn hóa cho cả nước. Đây là những điểm cơ bản được các đại biểu thống nhất cao.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng bày tỏ thống nhất với những cơ chế, chính sách được thể hiện trong dự thảo lần này.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị làm rõ thêm một số chính sách, mở rộng phạm vi, đặc thù; thiết kế các vấn đề cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi như vấn đề nhà ở, quản lý đô thị, trọng dụng nhân tài, văn hóa…

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội cùng với TP Hà Nội báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn thiện dự án luật để xem xét cho ý kiến thông qua tại kỳ họp sau.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với đơn vị soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc nghiên cứu kỹ lưỡng, đầy đủ, tiếp thu, giải trình thấu đáo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Đồng thời, các cơ quan liên quan cũng sẽ tổ chức thêm việc lấy ý kiến các đơn vị chuyên môn, chuyên gia, nhà quản lý, hiệp hội; tổ chức các hội nghị, tọa đàm để trao đổi thêm ý kiến tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.