Thư Tokyo: Dịch bệnh xám xịt, anh đào vẫn thắm!

(Ngày Nay) - Thứ Bảy ngày 21/3/2020. Tokyo nắng vàng rực rỡ. Bầu trời xanh ngắt không một gợn mây. Theo dự báo của đài nha khí tượng, hôm nay là ngày mở đầu cho mùa hoa anh đào. 


Thư Tokyo: Dịch bệnh xám xịt, anh đào vẫn thắm!

Khẩu trang kín mít, tôi cùng ông xã đi xe buýt tới công viên Shinjuku, một trong những điểm ngắm anh đào nổi tiếng nhất Thủ đô Nhật Bản. Một công đôi ba việc, vừa đi hít thở không khí thoáng đãng, vừa để ngắm hoa đầu mùa, vừa để ‘đo thân nhiệt’ Tokyo.

Xe không đủ chỗ ngồi cho tất cả hành khách. Vài ba người không đeo khẩu trang. Dọc con đường tới công viên, lác đác sắc hoa anh đào nở tưng bừng vì hong đủ nắng. Truyền thống của người Nhật năm nào cũng vậy, vào mùa hoa anh đào nở rộ, người người nhà nhà rộn ràng đi ngắm hoa. Đây là dịp để gia đình, bạn bè gặp gỡ đón mùa xuân mới. Nhưng năm nay vì có dịch Corona chủng mới, chính phủ Nhật Bản đã huỷ toàn bộ các lễ hội hoa anh đào.

Công viên Shinjuku hôm nay đã khoác lên mình một bộ cánh mới, điểm những bông hoa anh đào trắng và hồng. Phải chờ 4, 5 ngày nữa anh đào mới nở rộ ở Tokyo. Nhưng hôm nay số ít cây no nắng nở sớm cũng đủ làm rạng rỡ gương mặt khách đến thăm.

Thư Tokyo: Dịch bệnh xám xịt, anh đào vẫn thắm! ảnh 1
Công viên Shinjuku Gyoen vẫn nhộn nhịp người

Dưới những vòm cây hoa đã mãn khai, đám đông hớn hở giơ máy ảnh, điện thoại zoom ra zoom vào, lia lịa chụp. Rải rác khắp những thảm cỏ rộng của công viên, nhóm năm, nhóm bảy cười cười nói nói. Dường như người ta quên mất là có virus Corona đang "rình rập" đâu đây. Nhưng không ai quên được lâu. Loa phóng thanh của công viên vang lên, yêu cầu mọi người không dùng chung đệm picnic, giãn khoảng cách với người xung quanh. Tôi và ông xã mang theo một tấm vải trải làm đệm, đủ rộng để có thể nằm phơi nắng. Xung quanh chúng tôi có các nhóm khác cùng ngồi, nhưng không ai ngồi cách chúng tôi dưới 3 mét. Vậy là yên tâm.

Nhưng đang ngồi, hai nhân viên của công viên đi đến, và bảo chúng tôi không được ngồi chung trên một tấm đệm. "Nhưng chúng tôi là vợ chồng" - tôi cố gắng dùng vốn tiếng Nhật nghèo nàn của mình để giải thích. "Husband?" - họ hỏi lại tôi. Tôi khẳng định là đúng, nhưng họ vẫn bảo "Xin lỗi, không được"!!! Không được chung là không được chung! Bạn đang ở Nhật, và khi đã là nguyên tắc thì không thể đàm phán!

Chưa có khẩu hiệu "ở đâu ngồi yên ở đó"

Hiện Nhật Bản chưa kêu gọi người dân "ở đâu ngồi yên đó". Chính vì vậy, công viên, đường phố dù vắng người hơn nhưng vẫn nhộn nhịp. Hàng quán vẫn không (hay chưa) bị tẩy chay. Người Tokyo có vẻ như không cảm thấy cuộc sống bị đảo lộn.

"Tôi vẫn đi làm bằng tàu điện ngầm hàng ngày, chỉ có điều phải thường xuyên đeo khẩu trang. Gia đình chúng tôi vẫn đưa nhau đi chơi công viên gần nhà, tôi không thấy Covid-19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Chúng tôi không thấy sợ, nếu mình có bị nhiễm thì cũng không có gì nghiêm trọng"- chị Kotani chia sẻ.

Thư Tokyo: Dịch bệnh xám xịt, anh đào vẫn thắm! ảnh 2

Một nhà hàng sushi nổi tiếng ở Nhật Bản vẫn đông khách

"Tôi nghĩ là chúng tôi chấp nhận có rủi ro, rất kiểu người Nhật" - chị Aya cười nói. "Tôi thậm chí không mở báo xem số người nhiễm mới và số người chết, điều đó không giải quyết được việc gì. Với bạn bè, chúng tôi cũng không hay đề cập tới vấn đề này" - chị nói thêm.

Còn chị Masako, một phụ nữ nội trợ thì tranh thủ vừa ở nhà kèm con học, vừa mải mê kiếm tìm công thức nấu ăn những món mới để thực hành. Hình như người Nhật bình tĩnh hơn chúng ta!

Trong cộng đồng người nước ngoài sống ở Tokyo, tâm lý mỗi người một khác. "Từ ba tuần nay chúng tôi chỉ ở nhà. Không công viên, không nhà hàng, không gặp gỡ ai", chị Sophie buồn rầu nói.

Còn anh Florent thì lại có suy nghĩ hoàn toàn trái ngược : "Chúng tôi phải thích nghi vì trường học của các con bị đóng cửa, cuộc sống phải sắp xếp lại. Nhưng hễ có thể là chúng tôi đi ra ngoài, vì sợ rằng đến một lúc nào đó chính quyền sẽ phong toả, phải chôn chân trong nhà. Tôi ý thức được bệnh dịch này trầm trọng, nhưng phải tuyệt đối tránh hoảng loạn. Điều cần phải làm là giữ được cái đầu lạnh và tính kỷ luật".

Vợ chồng chị Hélène thì mềm dẻo hơn một chút: "Chúng tôi không đi ăn quán nữa, rất ít ra ngoài, tránh gặp gỡ bạn bè. Chúng tôi cố gắng để không bị rơi vào trạng thái hoảng loạn. Nhưng rõ ràng cuộc sống của chúng tôi bị thay đổi rất nhiều. Chúng tôi thấy lo lắng".

Chị Nghi điều độ hơn, và cố gắng tìm khía cạnh tích cực trong thảm hoạ này : "Rất khó khăn để mua được giấy vệ sinh và khẩu trang trong những ngày này. Tôi học cách để sử dụng ít hơn và hiệu quả hơn. Và tôi mừng là cho đến thời điểm này, tôi vẫn có niềm hạnh phúc là muốn ra ngoài lúc nào thì ra".

Thư Tokyo: Dịch bệnh xám xịt, anh đào vẫn thắm! ảnh 3
Tàu xe vẫn không đủ chỗ ngồi 

Tự cách ly

Cho đến hôm nay, con số được báo cáo một cách chính thức ở Nhật Bản là 1.007 trường hợp bị nhiễm Coronavirus chủng mới, trong đó 35 người đã tử vong (không kể các trường hợp liên quan đến con tàu Diamond Princess ở cảng Yokohama.). Tuy nhiên khó mà biết được con số thực tế là bao nhiêu.

Tuy rằng dưới áp lực của dư luận, Nhật có cho xét nghiệm đại trà, nhưng rõ ràng Nhật không ráo riết tìm kiếm những người có nguy cơ lây nhiễm để cách ly.

Từ 12h trưa ngày 17/3, do dịch bệnh lây lan quá nhanh, Pháp bắt đầu thực hiện bán phong toả trên toàn quốc, dần thắt chặt đường biên với bên ngoài.

Ở Việt Nam những ngày qua chúng ta liên tiếp phát hiện được các trường hợp dương tính với hành khách bay từ Paris về. Tuy nhiên, chị Sandrine bạn tôi bay chuyến Paris-Tokyo tối 17/3, về tới Tokyo sáng 18/3 vô cùng ngạc nhiên khi không thấy ai yêu cầu chị cách ly : "Ở sân bay Roissy họ chỉ hỏi tôi là những ngày vừa rồi đi những đâu. Còn về Nhật thì không ai hỏi han gì".  Chị Sandrine là một trong những người Pháp cuối cùng nhập cảnh Tokyo mà không phải cách ly.

Chính phủ Nhật Bản vừa nêu ra một loạt quy định mới, nhằm siết chặt hơn nữa biên giới với các nước trong "tâm dịch", bao gồm 38 nước, trong đó hầu hết các nước châu Âu, Iran, Ai Cập. Kể từ ngày 21/03/20, những người từ các nước này nếu đến Nhật sẽ phải chịu cách ly 14 ngày. Người đang cư trú tại Nhật thì cách ly tại nhà riêng. Khách đến ngắn hạn thì cách ly tại khách sạn. Họ không được sử dụng phương tiện giao thông công cộng, kể cả taxi. Biện pháp này cho đến nay mới chỉ được áp dụng đối với Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngoài ra, người từ Islande và một số vùng nhạy cảm của Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ không được phép vào Nhật.

Về chính sách đối nội, Nhật áp dụng hoàn toàn phương thức TỰ cách ly. Họ dựa vào ý thức và tính kỷ luật của dân. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đóng cửa trường học trong suốt cả tháng 3, đóng cửa các viện bảo tàng, khu vui chơi giải trí, phòng tập luyện thể thao, huỷ các lễ hội lớn, các hoạt động tập trung đông người. Các công sở hoạt động bình thường, tuy nhiên chính phủ khuyến khích làm việc từ xa nếu có thể. Hàng quán và các trung tâm thương mại lớn nhỏ cũng đều hoạt động bình thường.

Trong đợt Covid-19 này, thời điểm duy nhất người Nhật tỏ ra hoang mang là khi Thủ tướng Nhật yêu cầu đóng cửa trường học trên toàn quốc một cách đột ngột hôm 28/02. Sự bình tĩnh của họ có lẽ do đã được tôi luyện qua muôn vàn những thảm hoạ mà đất nước phù tang đã phải trải qua từ đời này qua đời khác.

Nhật Bản, đất nước của hoa anh đào, đất nước của những hòn đảo xinh đẹp nhiều núi rừng, vây quanh là biển xanh cát trắng. Nói tới biển Nhật Bản là nghĩ tới sóng thần. Nói đến núi Nhật Bản là nghĩ ngay tới núi lửa và động đất. Mỗi năm ở Nhật có khoảng 1.500 trận động đất lớn nhỏ. Hẳn mọi người vẫn còn nhớ trận động đất mạnh 9° richter, kéo theo cơn sóng thần huỷ diệt ở Fukushima hồi tháng 3 năm 2011. Khoảng 18.500 người đã thiệt mạng trong thảm hoạ này. Nhưng khủng khiếp nhất là trận động đất Kanto năm 1923, khi khoảng 130.000 người đã bị cướp đi mạng sống.

Sống ở Nhật càng thấm cái chữ "vô thường".  Người Nhật luôn thường trực sẵn sàng ứng phó với các loại thảm hoạ. Vậy thì virus corona làm gì có cơ hội làm lung lay "tinh thần thép" của họ?

Tokyo không "sốt" các bạn ạ. Hoặc là chưa "sốt". Mới chỉ có thể coi là hơi "ươn người" một chút thôi.

Tôi cũng sẽ cố gắng học các bạn Nhật. Sẽ không dán mặt vào màn hình theo dõi diễn biến dịch bệnh. Và cố gắng không để mình hễ mở miệng là nhắc đến COVID-19.

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.