Thủ tướng: Chính phủ không chọn giải pháp đóng cửa mọi thứ

Chiều 17/2, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam là điểm đến an toàn và khẳng định, Chính phủ không chọn giải pháp dễ là đóng cửa mọi thứ mà thay vào đó, có giải pháp khó hơn, tức là làm sao vẫn duy trì điều kiện đi lại cho người dân, du khách, tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, thương mại nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho người dân.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong lịch sử, năm 2003, chỉ sau 45 ngày có dịch SARS, Việt Nam đã được WHO công nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS. Theo Thủ tướng, ở thời điểm này, chúng ta càng tự tin hơn với các phương tiện và quyết tâm hiện có. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang làm rất tốt nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành y tế cả nước.

Không chỉ phòng và chống rất tốt, đến nay, chúng ta đã chữa, không để một trường hợp nào nhiễm Corona rơi vào tình trạng nguy hiểm và đã chữa khỏi, cho ra viện 7 người trên 16 trường hợp mắc, Thủ tướng nói.

Tại thời điểm hiện nay, chúng ta tiếp tục đề cao cảnh giác với dịch bệnh nhưng phải bình tĩnh, bảo đảm cuộc sống bình thường và lo làm ăn kinh tế, giữ vững ổn định xã hội.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia, tính đến 11h ngày 17/2/2020, ghi nhận 71.332 trường hợp mắc COVID-19 (nCoV) tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tại Trung Quốc đã ghi nhận 70.548 trường hợp mắc tại 31/31 tỉnh, thành phố.

Thế giới ghi nhận 1.775 trường hợp tử vong, trong đó tại Trung Quốc đại lục 1.770 trường hợp; Philippines, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Pháp, Đài Loan mỗi nơi có 1 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn các địa phương công bố hết dịch đối với các tỉnh đã bảo đảm điều kiện như Khánh Hòa (đã qua 30 ngày không phát hiện thêm trường hợp bệnh), Thanh Hóa (đã qua 23 ngày không phát hiện thêm trường hợp bệnh).

Sau khi nghe một số ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi “chúng ta sẽ tiếp tục công bố số người ra viện trong thời gian tới, nhiều tỉnh sẽ công bố hết dịch theo quy định, nhiều địa phương như Vĩnh Phúc có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, khoanh vùng, nhiều giải pháp mạnh mẽ với sự vào cuộc của ngành y tế, công an, quốc phòng”.

Thủ tướng khẳng định: Việt Nam không chỉ là điểm đến an toàn vì những nỗ lực phòng chống dịch rất hiệu quả mà Việt Nam còn an toàn một cách tự nhiên, nhờ vào điều kiện thời tiết sẽ sớm ấm áp trên cả nước, thời tiết ở miền Trung, miền Nam hiện nay rất thuận lợi. Các bãi biển nắng ấm, không khí rất tốt. Khách du lịch có thể đến Việt Nam không chỉ để an toàn, để khỏe mạnh hơn mà còn có trải nhiệm thú vị.

“Việt Nam có môi trường du lịch, môi trường kinh doanh và môi trường sống an toàn, hấp dẫn và cũng có nhiều tiềm năng cho những trải nghiệm cũng như cho sự nghiệp kinh doanh ở phía trước”, Thủ tướng nói. Thủ tướng cho biết, có những ngành, các doanh nghiệp không chỉ vượt qua khó khăn do dịch bệnh mà còn chuyển nguy thành cơ và nhiều lĩnh vực đã xử lý tốt như ứ đọng nông sản, chẳng hạn với trái thanh long. Nhiều chuyến hàng xuất khẩu nông sản bằng đường biển, đường bộ được khơi thông. Nhiều doanh nghiệp đã có các cách làm sáng tạo để bảo đảm quá trình sản xuất, kinh doanh bình thường. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần sẵn sàng, không vì chống dịch mà ngừng trệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

“Trong nỗ lực phòng chống dịch vừa qua, Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của các cấp Trung ương, các địa phương và đặc biệt là trong nhân dân, có thể thấy được một tinh thần quyết tâm hành động trong phòng và chống dịch Corona”, Thủ tướng nhấn mạnh và chúc mừng đội ngũ y bác sĩ, ngành y tế nói chung về những gì đạt được. Chính phủ cũng chia sẻ với nhiều gia đình trên khắp cả nước đã phải xoay sở, thu xếp cuộc sống vì con em của chúng ta trải qua kỳ nghỉ học dài ngày.

“Như tôi đã nói, phòng chống virus Corona không khó bằng phòng chống loại virus của sự trì trệ còn lây nhiễm đâu đó trong hệ thống của chúng ta. Tại cuộc họp, chúng tôi muốn nhấn mạnh ý này”, Thủ tướng chỉ rõ. “Phải chống bằng được loại virus này. Điều rất đáng mừng mà Chính phủ ghi nhận thấy là, vừa qua không có bất kỳ nơi đâu có biểu hiệu trên nóng dưới lạnh, hay trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh”.

Thủ tướng nêu rõ, cần thực hiện tích cực, hành động quyết liệt hơn nữa để năm 2020 hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Quốc hội đã thông qua. “Quyết tâm ấy, trách nhiệm ấy đến giờ phút này không thay đổi”, Thủ tướng nhấn mạnh. Các cấp, các ngành, các địa phương bằng hành động sáng tạo, quyết tâm của mình, cùng với phòng chống dịch, phải đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các cấp, các ngành phải nhanh chóng, khẩn trương vào cuộc và tăng tốc. Thủ tướng lưu ý, khó khăn cũng chính là cơ hội vượt lên chính mình, kiến tạo lại những nền tảng có tính bền vững hơn và đạt được thành quả to lớn hơn trong năm 2020.

Nhấn mạnh tinh thần phòng chống dịch COVID-19 là phải bình tĩnh đương đầu và vượt qua, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp trong cả nước và người dân phải có phương án thúc đẩy, giữ nhịp điệu sản xuất, kinh doanh. “Khi chúng ta nói hy sinh một phần tăng trưởng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người dân nhưng Chính phủ cũng không chọn giải pháp dễ là đóng cửa mọi thứ. Thay vào đó, chúng ta chọn giải pháp khó hơn, tức là làm sao vẫn duy trì điều kiện đi lại cho người dân, du khách, tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, thương mại nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho người dân”.

Thủ tướng đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia và Ban chỉ đạo các địa phương kiểm soát dịch bệnh nhưng chỉ đẩy lùi được dịch thì mới thành công một nửa. Yêu cầu lớn hơn của Chính phủ là phải giảm thiểu tác động đến đời sống người dân và nền kinh tế, kiên quyết giữ vững và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đề ra. Như vậy mới gọi là thành công trọn vẹn.

“Chúng ta thấy trong xã hội, có những người hoang mang, lo lắng quá không cần thiết, án binh bất động, không làm việc, không hoạt động nhưng cũng có một bộ phận chủ quan, coi thường, không thực hiện đúng yêu cầu của ngành y tế trong phòng chống dịch”, Thủ tướng nói và mong muốn người dân yên tâm, tin tưởng, đặt niềm tin và ủng hộ Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch bệnh này. Hơn ai hết, cuộc chiến chống dịch cũng như chống giặc, nếu không có sự ủng hộ, đồng lòng hợp tác của người dân thì sẽ thất bại. Chính phủ mong muốn người dân hãy ủng hộ và hợp tác có trách nhiệm với Chính phủ trong cuộc chiến này.

Thủ tướng cũng đề nghị người dân phát huy phẩm chất quý báu của dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, không kỳ thị, xa lánh, hỗ trợ và giúp đỡ bạn bè quốc tế lúc khó khăn, xây dựng hình ảnh người Việt Nam mến khách, nghĩa hiệp.

Thủ tướng nhấn mạnh, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm với kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Chính phủ bảo đảm không chỉ môi trường sản xuất, kinh doanh tốt nhất mà còn môi trường sống tốt nhất cho người dân, nhà đầu tư đến Việt Nam. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp cần chủ động đón đầu để không bỏ lỡ cơ hội tăng tốc. Chính phủ sẽ có các kịch bản tăng trưởng, các chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh.

Mọi cấp, mọi ngành dành thời gian cho chống dịch, cách ly đối tượng nghi nhiễm, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ biên giới. Các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân, thúc đẩy cải cách hành chính mạnh mẽ.

Thủ tướng đề nghị 1 tuần 2 lần, Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia báo cáo, còn 2 ngày 1 lần, Ban chỉ đạo quốc gia họp về phòng chống dịch.

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.