Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ cho biết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ xem xét, thông qua 35 dự án luật, nghị quyết - nhiều nhất từ trước tới nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược, vì thể chế là nguồn lực, động lực của sự phát triển; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển; thể chế là điểm nghẽn lớn nhất, song cũng dễ tháo gỡ nhất, chuyển từ điểm nghẽn sang lợi thế cạnh tranh...

Chính phủ đã giao trực tiếp cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 35 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Từ đầu năm 2025, Chính phủ đã tổ chức 3 phiên họp chuyên đề, xem xét, cho ý kiến đối với 18 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng đi vào nền nếp, chuyên nghiệp, đổi mới, khoa học, thực chất, hiệu quả hơn theo hướng giảm thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, gắn với thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được đổi mới về tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận. Trong đó, làm rõ những nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao?; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao?; những nội dung bổ sung, vì sao?; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao?; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao?; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Việc xây dựng luật được tiến hành đồng bộ với xây dựng, ban hành các nghị định, thông tư, các quyết định của Chính phủ để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

Thủ tướng Chính phủ cho biết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ xem xét, thông qua 35 dự án luật, nghị quyết - nhiều nhất từ trước tới nay.

Thời gian từ nay đến Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội không còn nhiều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, công sức, nguồn lực để trình Quốc hội các dự án luật, nghị quyết đảm bảo đúng quy trình, thời gian, chất lượng. Trong đó, trao đổi, thảo luận; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ để tháo gỡ các điểm nghẽn, cởi trói cho chính mình, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo pháp luật phải thông thoáng để cùng với hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh để thúc đẩy phát triển đất nước...

Theo chương trình, phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến xây dựng: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.