Thủ tướng nêu các ưu tiên lớn cấp bách của Chính phủ

0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sẽ tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế xã hội, có giải pháp căn cơ khôi phục kinh tế, đời sống người dân sau mưa lũ và đặc biệt là thận trọng xem xét phát triển thủy điện nhỏ.
Thủ tướng nêu các ưu tiên lớn cấp bách của Chính phủ

Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành khiến nhiều nước trên thế giới điêu đứng, mưa bão, lũ lụt liên tục xảy ra nhưng chúng ta vẫn bảo đảm các dự trữ lớn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong phiên thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng nay, 2/11. 

Theo Thủ tướng, đại dịch COVID-19 làm thế giới chững lại, Việt Nam là nước hội nhập sâu nên không ngoài tác động đó. 

Trước vấn đề trên, ngay từ đầu, Chính phủ đã chỉ đạo ưu tiên chống dịch nhưng vẫn phải phát triển kinh tế, nếu chỉ chống dịch thì không thành công. Do vậy, chúng ta đã có những chỉ đạo khác nhau phù hợp với từng giai đoạn.

Trong đó, đợt một thực hiện việc giãn cách sâu, nếu không làm như thế thì rất nhiều người sẽ thiệt mạng. Ngay từ sáng mùng 3 Tết, Chính phủ đã có cuộc họp quan trọng để có phương thức ứng phó, bởi nếu chậm trễ thì rất nguy hiểm. 

Đợt bùng phát dịch thứ hai, phương thức chỉ đạo của Chính phủ khác lần thứ nhất, với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn", vừa khoanh lại vùng dịch, vừa triển khai các biện pháp. Theo Thủ tướng, đó cũng là lý do thế giới đánh giá cao cách làm của chúng ta.

Đánh giá diễn biến dịch còn phức tạp, không thể chủ quan, một số nước, trong đó có châu Âu, tiếp tục đóng cửa ở nhiều thủ đô, Thủ tướng nêu rõ, nếu chúng ta chủ quan thì sẽ mắc phải sai lầm rất lớn.

Thủ tướng cho biết, ngành dịch vụ du lịch hiện bị tác động thiệt hại nặng nề. Trong điều kiện bình thường, chúng ta có thể đón 21 triệu khách quốc tế trong năm nay với doanh thu trên 60 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng ta chấp nhận thiệt hại để bảo vệ sức khỏe nhân dân, kiểm soát dịch bệnh. Với những nhà đầu tư, nhà ngoại giao, nhà quản lý công nhân lành nghề…, Việt Nam tạo điều kiện để nhập cảnh nhưng có sự kiểm soát, cách ly, không vì kinh tế mà bỏ qua việc đề phòng, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quan điểm này là nhất quán. Sắp tới đây, năm 2021, vẫn cần tiếp tục kiểm soát tình hình mạnh mẽ với COVID-19, không thể chủ quan, lơ là.

Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời có phương thức quản lý, cách ly phù hợp với các chuyên gia, các nhà quản lý, công nhân lành nghề... với cách làm sáng tạo, nên chúng ta giữ vững được sản xuất. Như đã báo cáo với Quốc hội, Việt Nam là một trong hai nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng dương. Trong ASEAN, Việt Nam là nước duy nhất tăng trưởng dương. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới nổi tốt nhất hiện nay.

Chỉ ra các tồn tại và khó khăn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết năm nay hụt thu gần 200.000 tỷ đồng. Quảng Nam hụt thu gần 4.000 tỷ vì du lịch gần như đóng cửa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... cũng hụt thu lớn, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Một loạt các doanh nghiệp gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là người dân ở đô thị mất việc làm nhiều.

Nhìn nhận các gói hỗ trợ của chúng ta về lãi suất, hoãn, cơ cấu lại nợ trong ngân hàng được triển khai tốt, nhưng Thủ tướng cho rằng, các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp được triển khai chưa tốt, Chính phủ đã đã sửa đổi quy định, tháo gỡ vướng mắc về điều kiện hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn. 

Thủ tướng nhấn mạnh phải có khát vọng tốt hơn, vươn lên chứ không để tình trạng quy mô kinh tế thấp. Được như vậy, nhân dân phải có sự tin tưởng, dồn sức cho phát triển. Thủ tướng khẳng định Nhà nước rất quan tâm đến đời sống nhân dân, gắn với phát triển các ngành trọng điểm để thúc đẩy kinh tế.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chưa bao giờ thiên tai dồn dập vào Việt Nam như thời gian qua, có thể nói là lịch sử, gây thiệt hại lớn tới GDP. Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ có chính sách mạnh hơn trong việc hỗ trợ người dân, như hỗ trợ về nhà ở, nhất là với các hộ dân có nhà sập đổ, đặc biệt là biện pháp chăm sóc người bị nạn, tìm người mất tích quyết liệt hơn. Đồng thời, báo cáo Quốc hội các biện pháp khắc phục hậu quả lũ lụt ở miền Trung và đưa ra biện pháp hiệu quả hơn để đề phòng bão số 10.

Giải thích về nguyên nhân gây nên mưa lũ và sạt lở đất ở miền Trung, Thủ tướng cho rằng có nhiều ý kiến khác nhau nhưng ông lưu ý đặc thù của địa chất khu vực này là kết cấu đất sét. Khảo sát nhiều nơi thảm thực vật vẫn còn 80 đến 90%, nhưng "mưa thối đất" tới hàng nghìn mm thì sẽ gây sạt lở, Thủ tướng nhấn mạnh cần phải đánh giá đầy đủ toàn diện hơn để có biện pháp hạn chế tối đa tác động của con người tới thiên nhiên, thúc đẩy tăng trưởng xanh tốt hơn. Theo Thủ tướng, Việt Nam hiện là một trong những nước có tỷ lệ phủ xanh rừng lớn, trên 43%, đây là sự cố gắng và sắp tới phải làm tốt hơn nữa việc phủ xanh. 

Thủ tướng nhấn mạnh, phải xem xét vấn đề thuỷ điện nhỏ để tiếp tục hạn chế việc phá rừng. Nghị quyết Quốc hội đã ban hành, những công trình nào lấy đất rừng thì phải trình ra Quốc hội, ví dụ việc trình Quốc hội việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để xây dựng hai công trình ở Ninh Thuận và Nghệ An tới đây. Các công trình này lấy một ít đất rừng nhưng có tác dụng rất lớn trong giải quyết đời sống, nước uống, nước sinh hoạt cho người dân trong khu vực đó. Nếu chứng minh được thì Quốc hội mới thông qua. "Còn những công trình thuỷ điện nhỏ tôi đồng ý với các đồng chí là nên rất hạn chế", Thủ tướng phát biểu. 

Theo Chính phủ
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.