Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động thi đua cao điểm 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km cao tốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 18/8, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Lễ phát động được tổ chức trực tuyến với 14 điểm cầu tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đường bộ cao tốc đang triển khai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động thi đua cao điểm 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km cao tốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương dự tại điểm cầu chính ở tỉnh Đắk Lắk và chính thức phát động đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.

Dự sự kiện tại các điểm cầu có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sau hơn 76 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, nước ta đã có nhiều phong trào thi đua trên các lĩnh vực, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, cổ vũ động viên nhân dân cả nước, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, huy động hiệu quả sức người, sức của, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, gian khổ, làm nên thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.

Điển hình như phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt"; phong trào "3 sẵn sàng", "5 xung phong", "3 đảm đang”... được nhân dân ủng hộ, tích cực hưởng cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, giải phóng dân tộc, xây dựng, thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ đổi mới, các phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và gần đây là “Cả nước đoàn kết, chung sức đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19", "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, “cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” và mới đây nhất là đợt thi đua “Nước rút" hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 đúng tiến độ... đã tạo động lực, truyền cảm hứng, phát huy nội lực cho xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

“Thi đua yêu nước đã trở thành truyền thống quý báu, một tài sản vô giá, một nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam ta, như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta từng phát động: Thi đua là yêu nước; yêu nước thì phải thi đua", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng coi phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là một trong 3 đột phá chiến lược, trong đó phát triển hạ tầng giao thông là trụ cột quan trọng, đặt mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc và đến 2030 phấn đấu đưa vào khai thác 5.000 km.

Triển khai Nghị quyết của Đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy đầu tư các dự án hạ tầng giao thông đạt kết quả quan trọng và nổi bật, đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 1.000 km đường bộ cao tốc, đi qua 15 tỉnh thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên gần 2.100 km; các dự án đang thi công với trên 1.700 km, chuẩn bị khởi công khoảng 1.400 km; các dự án trải dài qua khắp 48 tỉnh thành trên cả nước.

Thay mặt Chính phủ và Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương phát động Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển đường cao tốc và với tinh thần "Tất cả vì hạnh phúc ấm no của nhân dân, vì sự phát triển hùng cường của đất nước", chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cấp ủy đảng quyết liệt chỉ đạo sát sao; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc; chính quyền phải hành động quyết liệt, đồng thời vận động người dân và doanh nghiệp trong cả nước đồng tình, ủng hộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm với cộng đồng xã hội, tập trung thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, các bộ, ban, ngành, địa phương phải thực sự vào cuộc coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ đã được giao; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, phân công "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả". Trong mọi trường hợp khó khăn, vướng mắc, các lực lượng tham gia dự án cần đồng tâm hiệp lực “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm".

Bộ Giao thông vận tải với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, phát huy hơn nữa tính chủ động theo dõi, nắm bắt tình hinh, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ để đôn đốc các nhiệm vụ được giao, kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, hiệu quả.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư phải thu xếp nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn ODA bảo đảm khẩn trương, kịp thời, đáp ứng tiến độ các Dự án. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Tổ chức tín dụng trong thu sếp vốn cho chủ đầu tư tham gia các Dự án PPP, đáp ứng tiến độ đề ra. Bộ Tài nguyên Môi trường phải làm tốt việc bảo đảm nguồn vật liệu xây dụng, đất, đá cát sỏi... phục vụ thi công công trình; bảo đảm công tác vệ sinh, môi trường.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về chuyển đổi đất lúa, đất rừng, bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng và nghiệm thu công trình, dự án kịp thời, đúng tiến độ.

Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm tốt công tác di dời hạ tầng kỹ thuật như đường điện cao thế, cáp ngầm trong phạm vi Dự án.

Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống thông thầu, mua bán thầu. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm ổn định trật tự, an toàn xã hội và hỗ trợ các việc trong phạm vi nếu các chủ đầu tư, nhà thầu yêu cầu. Bộ Nội vụ đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án hạ tầng giao thông đang triển khai huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền vận động, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, trong đó chú trọng việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm người dân có nơi ở mới tối thiểu bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; phối hợp với các nhà thầu thi công làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, tạo thêm công ăn việc làm, sinh kế cho người dân địa phương, tạo sự phấn khởi, gắn bó "đi dân nhớ, ở dân thương". Địa phương có nguồn vật liệu phải tích cực hỗ trợ cho địa phương khó khăn hơn, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc...

Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công: cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, huy động tối đa máy móc, phương tiện, tổ chức thi công khoa học, liên tục, “chỉ bàn làm, không bàn lùi", “đã ra quân là chiến thắng", "đã cam kết phải thực hiện, đã hứa phải làm", đã làm, đã thực hiện phải có sản phẩm, hiệu quả cụ thể.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng công trình, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, tạo cảnh quan không gian phát triển mới của dự án sau khi hoàn thành; phối hợp với địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan. Các nhà thầu phụ, các nhà thầu địa phương cần tích cực tham gia, huy động nhân, vật lực để hỗ trợ các nhà thầu chính khi có yêu cầu.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân: tích cực tham gia, chung tay, đóng góp, hưởng ứng Phong trào thi đua. Tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phát huy hết khả năng, tâm huyết, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, linh hoạt để phong trào phát triển sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Các cơ quan truyền thông tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nêu gương, biểu dương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến, tiêu biểu, “lấy cái đẹp dẹp cải xấu", "lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, phản ánh khách quan, trung thực, đúng tình hình, kết quả thực hiện của các địa phương, các công trình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngay sau Lễ phát động, các bộ, ngành, địa phương, các ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công, các cơ quan, đơn vị bắt tay ngay xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành các tiêu chí thi đua phù hợp, tập trung vào những nhiệm vụ khó, nhiệm vụ trọng tâm và xác định rõ việc hoàn thành các công trình đường cao tốc là nhiệm vụ chính trị hàng đầu giai đoạn từ nay đến Đại hội XIV; nêu cao trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với tập thể, vì danh dự của cá nhân, của cơ quan, đơn vị; vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân về một hệ thống đường bộ cao tốc đồng bộ, hiện đại.

Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới; sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc sẽ hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát động, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Đắk Lắk, Tập đoàn Sơn Hải thay mặt các chủ thể liên quan phát biểu, khẳng định sẽ chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả quyết liệt tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thúc đẩy triển khai các dự án đường bộ cao tốc.

Đặc biệt là xử lý triệt để công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm nguồn cung vật liệu, triển khai mọi giải pháp để rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo chất lượng các công trình, dự án để hoàn thành đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc trước 31 tháng 12 năm 2025 theo đúng mục tiêu thi đua mà Thủ tướng Chính phủ phát động.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.