Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai: Dựa vào dân để xây dựng Đảng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, năm 2023 là thời điểm quan trọng với MTTQ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đại hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần X.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu. (Ảnh: TTXVN)
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 15/3, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 8, khóa IX (nhiệm kỳ 2019-2024) đã diễn ra tại Hà Nội.

100% đại biểu dự hội nghị đã thống nhất cao hiệp thương cử bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024.

Cùng với đó, hiệp thương cử ông Hoàng Công Thủy, Ủy viên Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư cảm ơn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tin tưởng, dành sự ủng hộ đối với nhân sự giới thiệu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng thời chúc mừng bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bà Trương Thị Mai bày tỏ tin tưởng, với năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm thực tiễn công tác đã có, trên cương vị công tác mới, các tân Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân tin tưởng giao phó.

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thời gian qua, đã tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình phối hợp, thống nhất hành động các nhiệm vụ và đạt được những kết quả nổi bật.

Mặt trận luôn quan tâm lắng nghe, phản ánh kịp thời và phối hợp giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân, nhất là đối với người có công, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người gặp khó khăn trong cuộc sống…

Theo Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, năm 2023 là thời điểm quan trọng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đại hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029. Quá trình này đòi hỏi hệ thống chính trị phải tiếp tục quán triệt quan điểm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hiện nay, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh, Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ góp phần quan trọng trong quá trình tổng kết Nghị quyết, cũng như triển khai định hướng nhiệm vụ trong giai đoạn tới, qua đó đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, góp phần xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng, cũng như yêu cầu dựa vào dân để xây dựng đảng, sao cho ý đảng, lòng dân tiếp tục hòa quyện, tạo nền tảng vững vàng cho đất nước, dân tộc phát triển.

Từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, Mặt trận đã tổng hợp, báo cáo Quốc hội hơn 8.600 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước và tập trung vào những vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm, những vấn đề dư luận xã hội bức xúc.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.