[Ngày Nay] - Ngày 25/ 10, ông Alain Berset, thành viên Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ, phụ trách Bộ Nội vụ Liên bang, đã trình Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay văn bản phê chuẩn Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước. Công ước này đã và đang hỗ trợ tích cực cho công cuộc bảo vệ di sản văn hóa của các xác tàu chìm kể từ khi được thông qua vào năm 2001.
Ông Alain Berset và Bà Audrey Azoulay tại Paris (Ảnh: Christelle ALIX).
Mặc dù Thụy Sĩ không phải một quốc gia giáp biển, nhưng lại sở hữu một di sản dưới nước đáng kể ở các hồ và sông. Liên bang Thụy Sĩ có nhiều thành tựu trong khảo cổ học dưới nước và được biết đến với chất lượng nghiên cứu cũng như sự nghiêm ngặt của phương pháp khoa học áp dụng tại quốc gia này. Việc phê chuẩn Công ước sẽ chính thức có hiệu lực trong ba tháng tới, giúp tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Thụy Sĩ sẽ trở thành quốc gia thứ 62 gia nhập Công ước.
Di sản văn hóa dưới nước liên quan đến dấu vết hoạt động của con người đã bị nhấn chìm một phần hoặc toàn bộ trong ít nhất một thế kỷ. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước ghi nhận phản ứng của cộng đồng quốc tế với việc chống cướp bóc và khai thác thương mại các di sản văn hóa, lịch sử hoặc khảo cổ dưới nước. Các quốc gia tham gia Công ước thừa nhận sự cần thiết phải đảm bảo an toàn cho di sản dưới nước tương tự như đối với di sản trên mặt đất.
Tổng Giám đốc UNESCO hoan nghênh sự gia nhập của Thụy Sĩ và kêu gọi các quốc gia khác cùng chung tay càng sớm càng tốt để củng cố hiệu quả của Công ước Di sản dưới nước.
(Ngày Nay) - Trong hai ngày 10 và 11/8/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 18. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
(Ngày Nay) - Thành phố Hà Nội đã tìm các giải pháp xử lý tình trạng dự án "treo" vi phạm Luật Đất đai, song, kết quả xử lý vẫn rất chậm, thậm chí có nhiều dự án kéo dài hàng chục năm chưa có chuyển biến, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà nghiên cứu khí hậu quốc tế cảnh báo quỹ thời gian để bảo vệ dải băng Đông Nam Cực (EAIS) - dải băng lớn nhất thế giới - khỏi tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu đang cạn kiệt.
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 3738/BGDĐT-TTr hướng dẫn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh Đại học, tuyển sinh Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022.
(Ngày Nay) - Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ngày lễ Vu lan của đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hình thành lễ hội Vu lan báo hiếu.
(Ngày Nay) - Ưu điểm và lợi ích của sự tu hành hoàn toàn cần phải nương tựa nơi chính mình bằng thực tiễn, ra sức thực hành mà đưa đến. Phật chỉ cho chúng ta nhiều phương pháp tu, giống như thầy thuốc kê khai toa thuốc cho người bệnh uống.
(Ngày Nay) - Ngày nay, một nghìn người niệm Phật thì có chín trăm chín mươi chín người niệm Phật giả. Nếu người niệm Phật thật sự thì một chữ Chết thường ở trong tâm, tự mình luôn kiểm nghiệm, chỉ cần người niệm Phật không sợ chết, thích chết, bất cứ lúc nào cũng đón cái chết, luôn mong cầu sớm được vãng sanh về Cực Lạc.
(Ngày Nay) - Chiếu theo luật nhân quả, bất hiếu cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Hơn thế nữa bất hiếu là một trọng tội và chắc chắn sẽ phải chịu quả báo.
(Ngày Nay) - Con tin tình yêu và lòng hiếu hạnh sẽ là động lực thôi thúc con tu tập, hoàn thành sứ mệnh của người đệ tử Đức Phật, nguyện chèo lái con thuyền đưa khách qua sông mê, trở về bờ giác ngộ, thoát luân hồi bể khổ, lánh xa nghiệp chướng lắm ưu phiền trong cuộc đời.