Tiếng Việt lớp 3 viết sai địa danh lịch sử: Cách viết đó rất khôn

Gần đây, mạng xã hội đang tranh cãi về cách viết từ "Thăng Long (Hà Nội)" trong Tiếng Việt lớp 3 bài "Đối đáp với vua". GS khẳng định viết như vậy rất khôn...
Tiếng Việt lớp 3 viết sai địa danh lịch sử: Cách viết đó rất khôn

Thời gian gần đây trên mạng xã hội có những ý kiến bình luận về 1 bài tập đọc có tên “Đối đáp với vua” trong sách Tiếng Việt lớp 3.

Theo đó nội dung đoạn bình luận được ghi như sau: “Sách Tiếng Việt lớp 3 viết là vua Minh Mạng ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Thực ra cái tên Thăng Long đã bị xóa từ thời Gia Long, đổi thành Bắc Thành (bao gồm hết miền Bắc), để xóa đi hình ảnh kinh đô ngày xưa (giống sau này xóa tên Sài Gòn, tên Gia Định cũng mất). Đến thời Minh Mạng thì xóa Bắc Thành, Thăng Long cũ đổi thành Hà Nội.

Như vậy, sách dùng từ Thăng Long là sai, chỉ cần gọi là Hà Nội thôi hoặc phải viết ngược lại là Hà Nội (Thăng Long). Sách giáo khoa còn thế, chê gì bọn trẻ nhầm Ngô Quyền với Trần Quốc Tuấn.

Tiếng Việt lớp 3 viết sai địa danh lịch sử: Cách viết đó rất khôn ảnh 1

Đoạn chia sẻ trên facebook

Để thực hư việc có hay không việc sách Tiếng Việt lớp 3 dùng sai từ Thăng Long trong trường hợp này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Giáo sư Sử học Lê Văn Lan.

Đọc nội dung bài “Đối đáp với vua” trong sách Tiếng Việt lớp 3, Giáo sư khẳng định, cách viết Thăng Long (Hà Nội) như thế là không sai, thậm chí là rất khôn.

Theo lý giải của Giáo sư Lê Văn Lan, câu văn trong sách giáo khoa nói về vua Minh Mạng ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội) được nhiều người đặt vấn đề về những danh từ riêng, những địa danh Thăng Long (Hà Nội) viết trong câu văn sách giáo khoa ấy là đúng hay sai.

Nói về vấn đề này, người làm công tác sử học có thể đưa ra ý kiến:

Thứ nhất, định vị trong thời gian bài viết, chuyến đi của vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ra phía Bắc mà ngôn ngữ chính thống lúc ấy gọi là Ngự giá Bắc tuần, được chép vào chính sử lẫn ghi nhớ trong kí ức dân gian là vào mùa xuân năm 1921 dương lịch.

Lúc ấy nơi vua Minh Mạng đến để làm lễ thụ phong được công nhận là Vương của nước Việt ở Phương Nam, tên gọi chính thức quan phương trong các sắc dụ, chiếu chỉ, công văn giấy tờ của triều đình là Thăng Long.

Tên Thăng Long này được Hoàng phụ (vua cha) của đức Minh Mạng lần đầu tiên quyết định đặt vào năm 1805.

Nhưng chữ Thăng Long ở đây hoàn toàn ko mang nghĩa cổ truyền, uyên nguyên gốc của tên Thăng Long được đặt từ thời vua Lý Thái Tổ, nghĩa là rồng bay lên.

Còn tên Thăng Long được vua Gia Long đặt cho nước Việt ở phương Nam lúc bấy giờ nghĩa là thăng hoa, thịnh vượng.

Tiếng Việt lớp 3 viết sai địa danh lịch sử: Cách viết đó rất khôn ảnh 2

Bài viết trong sách Tiếng Việt lớp 3

10 năm sau chuyến ngự giá Bắc tuần, năm 1831, từ kinh đô Huế, vua Minh Mệnh ra sắc dụ đổi tên Thăng Long thành Hà Nội. Như vậy vào năm 1831 mới bắt đầu có tên Hà Nội.

Sách viết “vua Minh Mạng ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội)” không sai, huống hồ tên Thăng Long đã hằn sâu trong tâm khản mọi người và lịch sử nên nó tồn tại rất dài.

Vào thời vua Minh Mạng, năm 1831 đổi Thăng Long thành Hà Nội nhưng trong dân chúng vẫn gọi đây là Thăng Long. Thậm chí nhiều thế kỉ nhiều trăm năm sau nữa, cái tên Thăng Long vẫn lưu truyền trong dân gian.

Năm 1945 khi nhạc sĩ Văn Cao sáng tác ca khúc nổi tiếng về Hà Nội, tên ca khúc vẫn là “Thăng Long hành khúc”.

Đó là sức sống, bền bỉ trong dân gian của hai chữ Thăng Long mà trong sách này sử dụng”, Giáo sư Lê Văn Lan nhấn mạnh.

Viết Thăng Long (Hà Nội) bản thân mình không thấy có sự phân biệt mà sách cũng có mở đóng ngoặc nên không có vấn đề.

Cùng bàn về vấn đề này, anh Trần Hưng (1 phật tử dâng hương tại chùa Quán Sứ - Hà Nội) cho hay: Thực ra tên Thăng Long (Hà Nội) gắn bó với lịch sử mảnh đất này.

Mọi người cũng biết mảnh đất Hà Nội chính là mảnh đất Thăng Long, nên đừng quá phân biệt hay bắt bẻ để hướng các em học sinh tới cái gì đó khuôn mẫu.

Nguyễn Huệ

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.