Tiêu chí chọn người xông đất đầu năm

(Ngày Nay) - Ngày đầu năm mới, chủ nhà thường chọn người nhờ đến xông nhà, xông đất với hy vọng gặp nhiều may mắn, thuận lợi suốt cả năm. Người phù hợp cần đáp ứng nhiều tiêu chí.
Tiêu chí chọn người xông đất đầu năm

Theo Đất lề quê thói – Phong tục Việt Nam của Nhất Thanh, người đến nhà trước nhất trong dịp năm mới là người xông nhà, xông đất.

Người Việt xưa tin rằng ngày đầu năm mới, nếu được người vui vẻ, dễ tính, tốt nết đến xông nhà thì cả năm mọi việc dễ dàng, may mắn. Ngược lại, nếu gặp người cáu bẳn, độc, khờ dại đến xông nhà thì cả năm làm ăn khó khăn, gặp nhiều điều xui xẻo.

Vì vậy, ông cha ta thường kén chọn người nhờ đến xông đất (xông nhà đầu năm) theo ý muốn với nhiều tiêu chí cụ thể vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết.

Trước hết, chủ nhà cần tìm người có tuổi “tam hợp” với mình, đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung”.

Theo đó, khi chọn tuổi xông đất thì nên chọn người có ngũ hành, thiên can, địa chi tương sinh với với tuổi của Gia chủ. Đồng thời ngũ hành, thiên can, địa chi của năm xông nhà cũng cần tương sinh với người xông nhà cho gia chủ.

Ngoài ra, người được chọn để xông đất đầu năm 2017 phải đáp ứng các tiêu chí: có đạo đức, tốt vía, tính tình vui vẻ, rộng rãi, nhiệt tình, mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt, đang ăn nên làm ra thì càng tốt…

Nếu chủ nhà chọn người đến xông đất hợp tuổi nhưng khó tính, xấu nết thì chưa chắc năm đó gia đình đã gặp may mắn như mong mong, và ngược lại.

Nhiều gia đình lựa chọn giải pháp chọn người thân trong nhà hay hàng xóm thân thiết có tính tình vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công đến xông đất.

Tiêu chí chọn người xông đất đầu năm ảnh 1Bảng tra tuổi tam hợp và lục hợp theo cách tính địa chi của Tử Vi.

Bên cạnh đó, khi chọn người đến xông đất, chủ nhà cần tránh mời những người đang có tang.

Nếu nhà chủ có tang thì nên kiêng không đến thăm hỏi, mừng tuổi các gia đình khác trước sáng mùng 1 để tránh cho gia đình người đó không bị xui xẻo. Phụ nữ có thai nên kiêng không đi đâu trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu "sinh dữ, tử lành".

Việc xông đất đầu năm không chỉ mang lại niềm vui cho chủ nhà với lòng tin gia đình mình sẽ gặp may mắn suốt năm tới. Nó còn khiến người đi xông đất cảm thấy vui, sung sướng vì làm được việc tốt trong ngày đầu năm.

Là tục lệ có từ lâu đời khắp 3 miền đất nước, tục xông đất tại miền Trung gọi đúng tên cổ tục là “đạp đất”.

Người xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm mới là kẻ làm quan hay người có học có tuổi hợp với chủ nhà.

Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động, các tiêu chí này đơn giản hơn nhiều: người được chọn đi xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận.

Theo Zing
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.