Tiêu cực, tham nhũng trong dự án chống thiên tai là tội ác

Tiếp theo các cuộc họp về phòng chống sạt lở cho Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc, chủ trì cuộc họp hôm nay đối với khu vực miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu sử dụng đúng mục đích từng "đồng tiền hạt gạo” của người dân, chuyện tiêu cực, tham nhũng trong những dự án phòng chống thiên tai này là tội ác.
Thủ tướng lưu ý, không để đầu tư chống sạt lở như '"ném đá ao bèo". Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng lưu ý, không để đầu tư chống sạt lở như '"ném đá ao bèo". Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại cuộc làm việc về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông các tỉnh ven biển miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận gồm 13 tỉnh, các đại biểu đều nhất trí đánh giá tình hình diễn ra rất phức tạp và nghiêm trọng với quy mô, mức độ ngày càng gia tăng; cho rằng bên cạnh các giải pháp trước mắt thì cần tính toán căn cơ, lâu dài, tránh việc “ăn xổi ở thì”.

Việc khơi thông các cửa sông bị bồi lấp cần xem xét tận dụng cát nạo vét như thế nào để đạt hiệu quả, như nghiên cứu sử dụng cát mặn cho xây dựng hay nghiên cứu lấy cát nạo vét được để bù vào những vị trí đang có diễn biến sạt lở trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường của việc “lấy của biển, trả về cho biển” này.

Bên cạnh đó, cần thông tin đầy đủ để người dân hiểu, tạo đồng thuận xã hội khi vừa qua, có nhiều ý kiến dư luận về việc nhấn chìm này.

Cần nghiên cứu tổng thể, kỹ lưỡng, mời cả chuyên gia nước ngoài để đánh giá tình hình xâm thực, diễn biến sạt lở bờ biển, bồi lấp…, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ý kiến. “Trước mắt, cần những giải pháp cấp bách, bảo vệ an toàn cho người dân. Khu vực nguy hiểm là phải di dời, tái định cư, dù có 1 hộ dân thì cũng phải làm”.

Nghiên cứu, lập các dự án tổng thể bảo vệ bờ biển, qua đó, xác định lộ trình, nguồn lực, trong đó, tính toán cụ thể nguồn tư vốn ngân sách, từ vốn hỗ trợ nước ngoài, vốn từ doanh nghiệp để cân đối, có kế hoạch dài hạn, “chứ không phải mỗi lần như này Thủ tướng lại xử lý”, Phó Thủ tướng phát biểu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường bày tỏ, cần chọn các điểm sạt lở khẩn cấp để tập trung xử lý trước do nguồn lực có hạn, “không làm không được vì sạt lở đã đến dân”. Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ trình dự án tổng thể về ứng phó sạt lở bờ sông, bờ biển vào cuối năm nay.

Tiêu cực, tham nhũng trong dự án chống thiên tai là tội ác ảnh 1

 Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhấn mạnh ý nghĩa của các cuộc họp giải quyết vấn đề sạt lở đất cho các vùng ở miền Nam, miền Bắc trước đây và  miền Trung hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, El Nino được dự báo sẽ tác động trực tiếp đến nước ta, trước hết là các tỉnh miền Trung, cho nên Bộ NN&PTNT phải có chủ trương tích nước các hồ đập. Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cần phối hợp chặt chẽ về kế hoạch phát điện và tích nước cho mùa hạn sắp tới.

Nêu rõ vai trò của biển đối với sự phát triển, Thủ tướng cho biết, 60% GDP của nước ta là từ các tỉnh, thành phố có biển. “Cho nên, chúng ta sống chung với biển, tận dụng cơ hội, bảo vệ biển, bảo vệ môi trường biển rất quan trọng”. Các tỉnh miền Trung cần làm gương trong việc vận động nhân dân gìn giữ môi trường biển.

Đánh giá cao các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng đồng ý, về lâu dài, Bộ NN&PTNT chủ trì đánh giá tổng thể căn bản tình trạng sạt lở bờ biển, sông, đưa ra các giải pháp chủ động gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. “Và từ đó các đồng chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân và địa phương thích ứng, phòng chống và xử lý vấn đề môi trường” khi nhiều người dân vẫn chưa phải thấu hiểu và thực hành, áp dụng tốt mà còn bị động, lúng túng trong một số trường hợp, Thủ tướng nêu rõ. Dải đất miền Trung hẹp nên việc lấn biển, giữ gìn đất đai, phát triển non sông đất nước rất quan trọng chứ không phải tư duy "hết đất chạy lên núi".

Bên cạnh sự quan tâm của Nhà nước, vấn đề xã hội hóa nguồn lực cần đặt ra cho công tác xử lý sạt lở bờ biển, bồi lấp sông. Cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, bao gồm vấn đề độ cao của kè, kè mềm, lấn biển, vấn đề bảo vệ môi trường sống, vấn đề đất đai, vấn đề nhấn chìm đất cát đào từ biển...

“Chúng ta quán triệt tinh thần bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, các di sản văn hóa, giảm thiểu tối đa thiệt hại những khu vực bị ảnh hưởng. Cũng tinh thần 4 tại chỗ, các đồng chí phải chủ động hơn nữa trong quy hoạch, trong sử dụng, trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương mình”, Thủ tướng nói và dẫn ví dụ, có địa phương làm khách sạn ở khu vực cách đây 5 – 7 năm là bãi bồi, bây giờ bị sạt lở, “các đồng chí phải thấy được chuyện này vì các đồng chí cấp phép xây dựng”.

Tiêu cực, tham nhũng trong dự án chống thiên tai là tội ác ảnh 2

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhất trí cho rằng các biện pháp trước mắt phải gắn với lâu dài, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì nghiên cứu tổng thể, “thích ứng, nạo vét như nào, lồng ngép nguồn lực, phân kỳ đầu tư, tính toán lâu dài ra sao…”. Cách làm là giao Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng trong quản lý vốn liếng, xử lý thủ tục đầu tư, “chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra chặt chẽ”, Thủ tướng lưu ý.

“Ông nói công trình này cấp bách, theo Luật Đấu thầu được chỉ định thầu, nhưng chỉ định nhà thầu không biết làm, tiền vào túi cá nhân là thành câu chuyện tiêu cực, tham nhũng trong những dự án thiên tai này là tội ác”. Đồng tiền hạt gạo của người dân phải sử dụng đúng mục đích.

Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp cùng các bộ liên quan bố trí, phân bổ hợp lý trong tổng nguồn vốn hỗ trợ mà Thủ tướng quyết định cho các địa phương, xếp theo thứ tự ưu tiên và mức độ cấp bách. “Không mặc áo quá đầu, liệu cơm gắp mắm trong vấn đề này”.

Bên cạnh nguồn vốn Nhà nước, cần huy động xã hội hóa, các nguồn lực quốc tế, các nguồn vốn ODA.

Thủ tướng nêu rõ, các cửa sông phải được nạo vét để thông thủy, bảo đảm thuyền qua lại và cuộc sống của người dân, nhất là cửa sông có tàu thuyền đánh cá vào ra nhiều. Về vấn đề này, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tăng cường huy động xã hội hóa để hạn chế việc sử dụng ngân sách.

Ngoài việc UBND các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định, theo thứ tự ưu tiên, kết hợp dự án nạo vét với bù cát chống sạt lở, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn, có ý kiến về kỹ thuật để bảo đảm an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí; kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng.

Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai có hiệu quả, để làm sao một vài năm nữa, khi giải ngân xong, thì thấy tiền tiêu có hiệu quả, chứ không phải như “ném đá ao bèo”.

Theo Chính phủ
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.