TikTok bị cáo buộc gây hại cho trẻ em

(Ngày Nay) - Ngày 8/10, Tik Tok đối mặt với các vụ kiện mới do 13 bang của Mỹ, và thủ đô Washington D.C. đệ trình, cáo buộc nền tảng mạng xã hội phổ biến này gây hại và không an toàn với giới trẻ.
TikTok bị cáo buộc gây hại cho trẻ em

Các vụ kiện được đệ trình ở bang New York, California, Washington D.C. và 11 bang khác, mở rộng cuộc chiến pháp lý của TikTok với các cơ quan quản lý của Mỹ. TikTok nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với các khoản phạt mới sau những vụ kiện này.

Các bang cáo buộc TikTok sử dụng phần mềm có chủ đích gây nghiện, được thiết kế để thu hút trẻ em xem càng lâu và càng nhiều càng tốt, và trình bày sai về hiệu quả kiểm duyệt nội dung của mình.

"Tik Tok là một mạng xã hội "gây nghiện", bằng cách đó nền tảng này sẽ giúp tăng lợi nhuận cho công ty”, ông Rob Bonta, Tổng chưởng lý bang California nhấn mạnh trong một tuyên bố. "TikTok cố ý nhắm vào trẻ em vì biết rằng chúng chưa có đủ khả năng tự bảo vệ hoặc đặt ra những giới hạn đối với nội dung gây nghiện".

Các bang cho rằng TikTok tìm cách tối đa hóa thời gian người dùng sử dụng ứng dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo. "Giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tinh thần do các nền tảng mạng xã hội gây nghiện như TikTok”, bà Letitia James, Tổng chưởng lý bang New York, cho biết.

Ngày 8/10, TikTok cho biết sẽ phản đối mạnh mẽ các cáo buộc này, "nhiều trong số đó là không chính xác và gây hiểu lầm”, và bày tỏ thất vọng khi các bang quyết định khởi kiện thay vì làm việc cùng họ để tìm giải pháp mang tính xây dựng cho những thách thức chung của ngành.

TikTok cho biết họ cung cấp các tính năng an toàn, bao gồm giới hạn thời gian sử dụng và cài đặt quyền riêng tư mặc định cho trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi.

Ông Brian Schwab, Tổng chưởng lý Washington D.C., cáo buộc TikTok vận hành một dịch vụ chuyển tiền không có giấy phép thông qua các tính năng phát trực tiếp và tiền ảo của mình. "Nền tảng của TikTok được thiết kế có chủ đích để gây nghiện. Đây là một sản phẩm cố tình gây nghiện nhằm khiến giới trẻ dán vào màn hình”, ông Brian Schwalb chỉ rõ.

Các bang Illinois, Kentucky, Louisiana, Massachusetts, Mississippi, New Jersey, North Carolina, Oregon, South Carolina, Vermont và bang Washington cũng đã đệ đơn kiện vào ngày 9/10.

Vào tháng 3/2022, tám bang bao gồm California và Massachusetts cho biết đã tiến hành cuộc điều tra về tác động của TikTok đối với giới trẻ. Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi kiện TikTok vào tháng 8 vì cáo buộc không bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên ứng dụng. Các bang khác trước đó đã kiện TikTok vì không bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ, bao gồm Utah và Texas. Tik Tok hôm 7/10 đã bác bỏ các cáo buộc này trong một hồ sơ tại tòa.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).