TikTok đang ở 'thời điểm then chốt'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ông Shou Zi Chew - CEO của TikTok, thừa nhận ứng dụng này đang ở "thời điểm then chốt" khi ngày càng có nhiều nhà lập pháp Mỹ tìm cách cấm nền tảng này do lo ngại vấn đề an toàn dữ liệu.
TikTok đang ở 'thời điểm then chốt'

CEO Chew cho biết ứng dụng TikTok - thuộc sở hữu của Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) hiện có hơn 150 triệu người thường xuyên tại Mỹ - chiếm gần 50% dân số nước này. Số lượng người dùng TikTok tại Mỹ đã tăng đáng kể nếu so với thời điểm năm 2020, khi ứng dụng này có 100 triệu người dùng tại đây.

Nhà quản lý người Singapore thông báo ông sẽ có buổi điều trần trước Ủy ban Thương mại và Năng lượng của Hạ viện Mỹ vào ngày 23/3 tới để trình bày "tất cả những gì chúng tôi đang thực hiện để bảo vệ người Mỹ sử dụng ứng dụng này", trong bối cảnh nhiều chính trị gia tại Mỹ yêu cầu cấm TikTok do lo ngại rò rỉ dữ liệu người dùng và kéo theo đó là những rủi ro đối với an ninh quốc qua.

Theo TikTok, hồi tuần trước, chính quyền của Tổng thống Biden đã yêu cầu các chủ sở hữu Trung Quốc thoái vốn cổ phần của họ trong công ty này nếu không muốn đối mặt lệnh cấm của Mỹ. Tuy nhiên, CEO Chew khẳng định rằng: "Nếu mục tiêu là bảo vệ an ninh quốc gia, việc thoái vốn sẽ không giải quyết được vấn đề này, do thay đổi quyền sở hữu sẽ không áp đặt bất kỳ hạn chế mới nào đối với luồng dữ liệu hoặc quyền truy cập".

Ông cũng cho rằng Mỹ cần đưa ra "quy định toàn diện đối với Big Tech (các tập đoàn công nghệ lớn)", trong đó bao gồm cả Facebook, YouTube của Alphabet, Twitter và các công ty công nghệ khác.

Cũng trong ngày 21/3, TikTok thông báo đã cập nhật điều khoản hoạt động và quy tắc sử dụng cộng đồng, đồng thời nêu thêm chi tiết về kế hoạch của công ty này nhằm đảm bảo dữ liệu của người dùng tại Mỹ.

Theo TikTok, trong tháng này, công ty đã triển khai xóa dữ liệu người dùng Mỹ được lưu trữ bảo mật tại các trung tâm dữ liệu ở Virginia (Mỹ) và Singapore, sau khi chuyển những thông tin này sang Dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Oracle - tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia của Mỹ - hồi năm ngoái.

TikTok đã phối hợp với chính quyền Mỹ trong hơn 2 năm qua để giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia. Công ty này đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho các nỗ lực bảo mật dữ liệu, đồng thời kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc "tuồn" dữ liệu người dùng ra bên ngoài. Theo kế hoạch, một số nhà sáng tạo nội dung TikTok sẽ đến thủ đô Washington (Mỹ) trong tuần này để đưa ra lý do tại sao không nên cấm ứng dụng này.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.