Tin ở Ngày Nay

(Ngày Nay) - Không nổi tiếng, không scandal, những nhân vật của Ngày Nay đều rất đời thường. Một cô gái bán hàng rong trên bờ Hồ, một thanh niên khuyết tật tự làm và bán xà phòng handmade, một cô giáo dạy trẻ tự kỉ, một lão nông cơ cực quanh năm mòn mỏi ở chợ người, một nữ thanh niên xung phong “bị lãng quên” trong túp lều dột nát cuối làng…
Ngày nay được phát miễn phí đến tận tay bạn đọc
Ngày nay được phát miễn phí đến tận tay bạn đọc

Những gì viết về họ, đều là bức tranh chân thực, không tô vẽ, không màu mè để độc giả Ngày Nay biết rằng, ngoài xã hội, vẫn có rất nhiều những thân phận cần quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ. Lúc trước, Ngày Nay nói về họ. Còn bây giờ, họ - những nhân vật từng được khắc họa trên tạp chí sẽ đổi vai, là người nói về Ngày Nay.

1.     Chị Nguyễn Thị Hoa - nhân vật trong bài báo “Cô bé lang thang, kiên trì bán hàng rong làm từ thiện” (Ngày Nay số 86):

Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình được lên báo, vì không làm trong lĩnh vực giải trí, cũng không thấy có bất cứ lý do nào để mình “được” lên báo. Tôi làm từ thiện một cách im hơi lặng tiếng, ngày ngày bám trụ Bờ Hồ bán nước, giúp đỡ những gia đình nghèo ở khu vực phố cổ…

Tôi rất ngại nói về mình, càng ngại nói về công việc từ thiện. Nhưng lần đầu tiên tôi gật đầu lên báo vì nghe đến tạp chí dành riêng cho người yếu thế - Ngày Nay, cũng là tờ tạp chí được phát miễn phí đầu tiên ở Hà Nội và trên cả nước. Lý do gật đầu một phần cũng vì tôi tò mò, không biết tờ báo miễn phí đầu tiên như thế nào? Viết về ai? Sao lại viết về tôi – người không có thành tích gì nổi bật. Viết về tôi thì cho ai đọc? Tại sao trong thời buổi khốn khó như hiện nay lại có một tờ báo “dũng cảm” phát miễn phí không lấy một đồng một hào?

Tin ở Ngày Nay ảnh 1

Tôi bán nước ở Bờ Hồ đã chục năm qua, thấy rõ việc kiếm được vài ba nghìn đồng không đơn giản, việc mua tờ báo đối với một người dân nghèo không hề dễ dàng, huống hồ đây là phát miễn phí hàng nghìn hay là hàng vạn bản mỗi tuần – cái này tôi không rõ, chỉ thấy rất nhiều người trên phố được nhận báo miễn phí.

Điều ấn tượng nữa là bài báo viết về tôi thật như ghi hình lại cuộc sống ngoài đời, từ những ngày rời xa quê hương ra Hà Nội sinh sống. Thật như lời tôi kể, và những bức ảnh đi kèm khiến cả một quãng tuổi thơ như được quay chậm lại. Những người ngoại tỉnh như tôi, bám trụ Hà Nội đã khó, cố gắng theo đuổi công việc từ thiện lại càng khó. Đâu phải ai cũng biết? Bài báo giúp những người bên ngoài, hiểu được những vất vả khốn cùng của người ngoại tỉnh và hiểu cái khó khăn của những người làm từ thiện thực sự như chúng tôi.

Tôi đã xúc động khi đọc bài báo, và tôi tin là có rất nhiều những người nghèo, người đánh giày, người bán hàng rong… trên đường phố Hà Nội sẽ hạnh phúc khi đón nhận Ngày Nay miễn phí. Tôi tin ở Ngày Nay như người ta vẫn khuyên tất cả mọi người nên tin ở hoa hồng. (Cười)

2.     Anh Nguyễn Văn Chung - nhân vật trong bài báo “Cứ hướng về mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng”.

Khi cầm tờ tạp chí có bài viết về mình, tôi đã khóc và xúc động. Tôi nói lại với phóng viên Ngày Nay đúng như thế. Thực sự tôi chỉ khóc trước 1-2 bài báo chân thực về mình. Đọc lại mới nhìn lại chính mình, khắc sâu hơn lòng quyết tâm vượt qua khó khăn phía trước. Nhiều bạn bè tôi có đọc bài báo, chia sẻ trên mạng, họ khen ngợi, có người xúc động, có người khóc, có người nhắn cho tôi rằng họ cảm phục tôi, khi rơi vào tuyệt vọng, khi không còn đôi chân để bay bổng, mơ ước… thì vẫn còn nghị lực để bám vào, để đứng dậy, đi tìm tương lai mới cho mình.

Tin ở Ngày Nay ảnh 2

Tôi nghĩ đơn giản thế này, viết về người khuyết tật thì có gì để hay và lôi cuốn người đọc? Viết về người yếu thế thì có gì hấp dẫn hơn các tin scandal khi mà các báo mạng, báo giấy hiện nay đều đang “đua nhau” câu view, giật tít? Ngày Nay là “của hiếm” khi hướng quan tâm của mình vào những người yếu thế, không chộp giật, không câu khách, rất nhẹ nhàng mà sâu sắc khi viết về những nhân vật nhỏ bé, đời thường trong xã hội.

Tôi chúc Ngày Nay ngày một lớn mạnh, là điểm tựa, là người bạn của những người yếu thế, giúp được nhiều hơn nữa những số phận yếu thế trong xã hội.

3.     Chị Cao Minh Phương – nhân vật trong bài báo “Chuyện cô kể không màu hồng” (Ngày Nay số 99)

Tôi là một giáo viên dạy trẻ tự kỉ. Không nhiều người hỏi tôi về trẻ tự kỉ, cũng không nhiều tờ báo quan tâm và dành đất cho những trẻ em mắc hội chứng tự kỉ. Giáo viên dạy trẻ tự kỉ thường chỉ đọc những bài báo về trẻ tự kỉ trên báo nước ngoài, thỉnh thoảng có báo Việt Nam viết, nhưng khá mờ nhạt. Nhưng Ngày Nay lại quan tâm đến “góc khuất” này, đó là điều đáng quý.

Tin ở Ngày Nay ảnh 3

Đọc những bài báo viết về nhân vật yếu thế, hay về các vấn đề dành cho người nghèo, người lang thang cơ nhỡ, người khuyết tật… tôi thấy rất thật. Bài báo viết về tôi cũng thế, chân thực như chính những gì mà giáo viên dạy trẻ tự kỉ như chúng tôi trải qua hàng ngày. Không tô vẽ, không hề “mô li phê” để ăn khách, giật tít… Nhờ bài báo, có cặp vợ chồng đã đến tìm tôi, họ nói họ ít khi mua báo, nhưng may mắn được đọc miễn phí nên biết đến công việc của tôi, nhờ tôi giúp đỡ dạy đứa con tự kỉ của họ.

Hi vọng, Ngày Nay sẽ luôn luôn giữ vững tôn chỉ hướng đến người yếu thế, người bất hạnh, có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những đối tượng mắc hội chứng tự kỉ… Xã hội chúng ta cần có những cơ quan báo chí như Ngày Nay lên tiếng, bảo vệ quyền lợi, thậm chí phải “đòi” quyền lợi cho họ.

Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
(Ngày Nay) - Tháng 11/2024, hàng loạt các công trình kiến trúc Pháp cổ sẽ được mở cửa đón khách tham quan, trải nghiệm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ Sáng tạo” do UBND TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức.
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...
Ảnh minh hoạ.
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
(Ngày Nay) - Trong khảo sát mới đây về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện đối với trên 2.700 doanh nghiệp cho thấy, có tới 44,2% doanh nghiệp có khó khăn trong tìm ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Chỉ có 6,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết không gặp khó khăn gì.
Tiết mục nghệ thuật của các nước ASEAN tại chương trình.
Chương trình nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu văn hóa ASEAN"
(Ngày Nay) -  Tối 20/10, tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Hợp tác quốc tế; Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".