Tình trạng thiếu vaccine phòng tả sẽ kéo dài đến năm 2025

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Số ca mắc tả và tử vong tăng vọt trong năm ngoái, khi bệnh tả lan đến những vùng xung đột và những khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao. Tuy nhiên, hiện nay không có đủ vaccine để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp.
Bệnh nhân mắc tả được điều trị tại trung tâm y tế ở Tele, Mozambique.
Bệnh nhân mắc tả được điều trị tại trung tâm y tế ở Tele, Mozambique.

Ngày 22/5, Liên minh Vaccine Gavi cho biết tình trạng thiếu vaccine phòng tả nhiều khả năng sẽ kéo dài đến năm 2025 khi các đợt bùng phát tăng nhanh trên thế giới.

Cảnh báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá viễn cảnh kiểm soát bệnh tả trong ngắn hạn là khó khăn.

Số ca mắc tả và tử vong do căn bệnh này đã tăng vọt trong năm ngoái, khi bệnh tả lan đến những khu vực mới, đặc biệt là những vùng xung đột và những khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao.

Để ứng phó với tình hình, WHO và các đối tác đã quyết định chỉ áp dụng tiêm phòng một liều vaccine, thay vì hai liều như thông thường. Tuy nhiên, các tổ chức này vẫn hết vaccine vào tháng 12/2022.

Trong báo cáo, Liên minh Gavi, một tổ chức quốc tế tập trung vào tiêm phòng cho trẻ em, cũng nhấn mạnh hiện không có đủ vaccine để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp.

Bệnh tả lây lan qua đường tiêu hóa, khi người bệnh ăn, uống phải thực phẩm hoặc nước nhiễm khuẩn. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Các trường hợp nặng dẫn đến tiêu chảy cấp tính và có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vài giờ nếu không được chữa trị. Việc tiếp cận nước sạch và hệ thống vệ sinh, công tác tiêm phòng và chữa trị nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi căn bệnh.

Các tổ chức y tế toàn cầu cảnh báo việc cân bằng giữa chiến dịch tiêm phòng và ứng phó với các đợt bùng phát khẩn cấp đang là một thách thức trong bối cảnh số ca nhiễm tăng lên.

Theo Liên minh Gavi, có 48 triệu liều vaccine đã được sử dụng trong 2 năm qua, hơn 10 triệu liều so với toàn bộ thập kỷ trước.

Dự báo đến năm 2026, nguồn cung sẽ tăng lên khi các hãng tăng cường sản xuất và công ty mới gia nhập thị trường.

Tổ chức này kêu gọi cải thiện công tác lên kế hoạch để đảm bảo vaccine được sử dụng tại những nơi cần nhất, bao gồm cả các chiến dịch ngăn ngừa.

Tuần trước, WHO cho biết trong năm nay, có 24 quốc gia đã ghi nhận dịch tả bùng phát, cao hơn so với con số 15 quốc gia trong năm ngoái. Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn dự kiến.

Giám đốc về ứng phó dịch tả toàn cầu của WHO, Henry Gray nhận định tổ chức này sẽ không thể cung cấp đủ vaccine, khi chỉ có 8 triệu liều vaccine được đáp ứng trong tổng số 18 triệu liều được yêu cầu trong năm 2023.

Trước đó, ngày 22/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tổ chức này đánh giá nguy cơ bùng phát dịch tả ở cấp độ toàn cầu là rất cao.

Theo WHO, thế giới đang đối mặt với sự bùng phát nghiêm trọng của đợt dịch tả thứ 7 kể từ giữa năm 2021, thể hiện qua số ca mắc, quy mô dịch bệnh và nhiều đợt bùng phát xảy ra cùng lúc, sự lây lan sang các khu vực vốn không có bệnh tả trong nhiều thập kỷ và tỷ lệ tử vong cao đáng lo ngại.

Nhiều đợt dịch tả bùng phát cùng lúc tại các nước đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp với hệ thống y tế yếu và trầm trọng thêm do biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức đối với phản ứng phòng chống dịch và nguy cơ dịch tiếp tục lây lan sang các nước khác./.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.