Ở một trường hợp khác, nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số nền kinh tế lớn có chiều hướng chậm lại làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chậm lại, nhu cầu nhân lực của Thành phố 6 tháng cuối năm khoảng 145.000 - 155.000 chỗ làm việc.
Trong đó, nhu cầu nhân lực của các đơn vị, doanh nghiệp tập trung ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu chiếm 21,97% và 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 54,77%. Cụ thể, nhu cầu nhân lực ở khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 64,57% tổng nhu cầu nhân lực. Khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 34,62% và khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,81%.
Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu chiếm 21,97%. Trong đó, ngành cơ khí chiếm 6,11%; điện tử - công nghệ thông tin, chiếm 7,2%; chế biến tinh lương thực thực phẩm, chiếm 4,02%; hóa dược - cao su, chiếm 4,64%.
Nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 54,77%, trong đó, ngành thương mại, chiếm 18,41%; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu chiếm 4,22%; du lịch chiếm 4,67%; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông, chiếm 3,15%; tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm, chiếm 6,19%; kinh doanh tài sản - bất động sản, chiếm 7,96%; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ, chiếm 4,61%; giáo dục - đào tạo chiếm 3,02%; y tế chiếm 2,54%.
Nhu cầu nhân lực lao động đã qua đào tạo chiếm 86,13% tổng nhu cầu nhân lực. Trong đó, nhu cầu lao động ở trình độ Đại học trở lên chiếm 17,81%; Cao đẳng chiếm 26,63%; trung cấp chiếm 26,29%; sơ cấp 15,37% và nhu cầu tuyển dụng ở lao động phổ thông chiếm 13,87%.
Đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, song với những dấu hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế, cùng với sự đồng hành của chính quyền, của doanh nghiệp và người lao động, thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục chuyển biến tích cực và bứt phá mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2023.