TP HCM giảm kẹt xe bằng 96.000 tỷ như thế nào

Hàng loạt cầu mới được xây; 35 tuyến đường, nút giao được mở rộng... nhằm giảm kẹt xe trong hai năm tới.

Kế hoạch đầu tư hơn 96.000 tỷ đồng để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông của UBND TP HCM vừa ban hành đưa ra mốc thời gian để hoàn thành từng mục tiêu. Riêng năm nay, ngành giao thông phải làm mới 33,5 km đường bộ và 14 cầu; năm 2019 là 75 km đường bộ, 17 cầu; năm 2020 sẽ có thêm 81 km đường bộ và 18 cầu.

Trong 68 công trình giao thông đường bộ có 5 đường vành đai, một tuyến quốc lộ, một tuyến cao tốc, 3 nút giao, 35 trục đường hướng tâm cũng như kết nối các địa phương lân cận và 23 dự án xây cầu.

Xây cao tốc liên vùng phía Nam

Từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ mở rộng đoạn Quốc lộ 1 từ nút giao Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đến nút giao Bình Thuận (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) dài 2,5 km, mở rộng lên 35 m; làm đường cao tốc liên vùng phía Nam thành phố là Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành dài 59 km, quy mô 10 làn xe.

Ba nút giao được xây dựng trong thời gian này là: Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân, sẽ xây cầu vượt hai chiều hướng Thoại Ngọc Hầu - Hương lộ 2); Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, giai đoạn một xây nút giao 3 tầng khác mức gồm hầm, cầu vượt, đảo trung tâm và cầu Rạch Đỉa); An Phú (quận 2, xây hầm chui hướng cao tốc Mai Chí Thọ, cầu vượt hướng Lương Định Của).

TP HCM giảm kẹt xe bằng 96.000 tỷ như thế nào ảnh 1

Hàng loạt cầu, nút giao thông sẽ được đưa vào sử dụng trong 2 năm tới. Ảnh: Quỳnh Trần.

Mở rộng 35 tuyến đường huyết mạch

Ngành giao thông thành phố đang gấp rút nâng cấp, mở rộng 35 tuyến đường huyết mạch như: Tân Kỳ Tân Quý, đoạn Cộng Hòa - Lê Trọng Tấn; Trường Chinh, đoạn Cộng Hòa đến Âu Cơ (quận Tân Bình); Huỳnh Tấn Phát, đoạn Trần Xuân Soạn đến cầu Phú Xuân; Nguyễn Hữu Thọ, đoạn cầu Kênh Tẻ đến Nguyễn Văn Linh lên 40 m (quận 7); nâng cấp Tỉnh lộ 10 (quận Bình Tân); cải tạo, hoàn thiện tuyến đường Vành đai phía Đông; nâng cấp đường Lương Định Của (quận 2)...

Bên cạnh đó, thành phố sẽ xây dựng các tuyến đường quan trọng khác như: đường song hành cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường nối từ đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP HCM - Trung Lương...

Quận 9 có sáu cầu mới

23 cây cầu sẽ được nâng cấp, mở rộng, xây mới và dự kiến đưa vào sử dụng trong hai năm tới. Trong đó, quận 9 được ưu tiên đến 6 sáu cầu: Chùm Chụp, Lấp, Làng, Ông Bồn, Vàm Xuồng, cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới.

Huyện Nhà Bè sẽ có 3 cầu: Rạch Dơi, Rạch Tôm, Phước Long nối quận 7 - Nhà Bè. Quận Bình Tân xây cầu Bà Hom, Tân Kỳ Tân Quý và Bưng. Quận Gò Vấp xây mới cầu Hang Ngoài. Quận 4 xây cầu Nguyễn Khoái (bắc qua quận 7). Quận 12 sẽ cho tháo dỡ cầu Phú Long cũ rồi xây mới.

Ngoài ra, hàng loạt cầu đang thi công sẽ lần lượt được đưa vào sử dụng đến năm 2020 như: Nam Lý và Tăng Long (quận 9), Phước Lộc (Nhà Bè, cầu Rạch Lăng (quận Bình Thạnh); Bà Cua (quận 2).

Còn cầu Kênh Tẻ nối quận 4 với quận 7, cầu chữ Y nối quận 5 với quận 8, cầu Nguyễn Tri Phương (quận 5) kết nối vào đường Võ Văn Kiệt... sẽ được mở rộng.

TP HCM cũng xác định khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đến năm 2020 đáp ứng 15% nhu cầu của người dân. 12 bến xe, bãi xe trung chuyển sẽ được xây như: Bến xe buýt huyện Củ Chi (1 ha); Nhà Bè (1,6 ha); Hóc Môn (4 ha); quận 8 (1 ha); bãi xe buýt kỹ thuật gần Tỉnh lộ 10 (4 ha); bãi xe buýt huyện Bình Chánh (4 ha); bãi xe buýt gần Bến xe Đa Phước (3 ha)...

Phó chủ tịch làm 'nhạc trưởng' kế hoạch giảm kẹt xe

Thành phố khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng ngân sách để đầu tư các công trình giao thông thực sự cần thiết, đảm bảo phát huy hiệu quả khi đưa vào sử dụng; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình thiết kế, thi công để đảm bảo chất lượng, tránh lãng phí và hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Ban Điều hành Chương trình hành động giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2018-2020 có 35 thành viên, do Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến làm Trưởng ban.

Theo Vnexpress
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.