Trầm cảm là căn bệnh gì mà khiến người mẹ nhẫn tâm giết con và cháu?

Vụ người mẹ trẻ giết con và cháu vừa xảy tại khu đô thị Thanh Hà Cenco 5 (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) khiến dư luận rúng động. Theo nhận định ban đầu, người mẹ đã bị trầm cảm thời gian dài và có ý định tự sát từ trước đó. Vậy trầm cảm là căn bệnh gì, nguyên nhân nào gây ra trầm cảm?
Trầm cảm là căn bệnh gì mà khiến người mẹ nhẫn tâm giết con và cháu?

Theo TS. Trần Thị Hồng Thu (BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương, Hà Nội) những yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội góp phần phát triển bệnh trầm cảm ở phụ nữ.

TS.Thu cho biết, 2 rối loạn trầm cảm chính liên quan đến sinh sản là “baby blues” và trầm cảm  sau sinh. “Baby blues là một rối loạn khí sắc nhẹ, thoáng qua và ảnh hưởng tới 80% sản phụ. Những triệu chứng thường xuất hiện trong những ngày đầu sau sanh và biến mất trong vòng 2 tuần.

Bệnh trầm cảm sau khi sinh (Postpartum Depression hay PPD) là căn bệnh chủ yếu đến với người phụ nữ sau khi đứa con được ra đời. Triệu chứng thường thấy là buồn rầu sau khi sinh, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường.

Theo thống kê, có khoảng 10-20% số chị em phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh với những biểu hiện như buồn chán, mệt mỏi, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường, quá lo sợ cho sự an toàn của con hoặc chán ghét con, thậm chí có người còn giết cả con mình.

Về triệu chứng học, hội chứng này tương tự với một giai đoạn trầm cảm nặng, bao gồm khí sắc trầm buồn, mất quan tâm và thích thú, thay đổi đáng kể về sự thèm ăn hoặc cân nặng, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy mình vô dụng, có ý nghĩ tự sát,… Giai đoạn trầm cảm nặng có thể có biểu hiện loạn thần (liên quan chủ yếu đến đứa trẻ mới sinh), những ý nghĩ ám ảnh (thường liên quan đến bạo lực đối với đứa trẻ), lo âu nhiều và những cơn hoảng loạn. Ý nghĩ và hành vi giết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra trong trường hợp giai đoạn trầm cảm rất nặng có loạn thần. Trường hợp nặng, gia đình nên cách ly người mẹ khỏi đứa trẻ rồi đưa đến BV hoặc khoa tâm thần để khám và điều trị.

Trầm cảm ở phụ nữ xảy ra nhiều gấp 2 lần so với nam giới. Rối loạn khí sắc ở phụ nữ bao gồm những hội chứng trầm cảm xảy ra trong các giai đoạn đặc biệt của cuộc đời như trầm cảm tiền kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh và liên quan đến thời kỳ mãn kinh.

Do phụ nữ dễ bị trầm cảm. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm góp phần quan trọng để phòng ngừa những hậu quả nguy hại có thể xảy ra.

Ở những phụ nữ từng mắc bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ tái phát ở lần sinh tiếp theo là 50%. Người có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ ttrầm cảm sau sinh 25%. Nếu trong thời kỳ mang thai mắc trầm cảm mà ngưng thuốc sớm thì 68% tái phát trầm cảm  sau sinh; nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% tái phát trầm cảm sau sinh; 41,2% người bệnh trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự sát.

Theo PNVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.