Triển vọng phát triển vaccine phòng ngừa biến thể Omicron

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kể từ khi biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 với hàng chục đột biến xuất hiện, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về biến thể này. Liệu biến thể này có "né tránh" được “hệ thống phòng thủ” của các loại vaccine hiện nay hay không? Liệu nó có lây lan rộng như biến thể Delta hay mất dần như biến thể Beta? Trong khi giới chức y tế còn phải tìm hiểu về biến thể mới, các công ty dược phẩm cho biết có thể nhanh chóng sản xuất được các loại vaccine mới.
Triển vọng phát triển vaccine phòng ngừa biến thể Omicron

Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ cho biết nếu nghiên cứu - có thể được công bố trong vài tuần tới - cho thấy biến thể Omicron tránh được sự bảo vệ của vaccine ngừa COVID-19 của hãng này, hãng có thể sản xuất một loại vaccine ngừa biến thể này trong vòng khoảng 100 ngày, tùy thuộc vào sự phê duyệt của cơ quan quản lý. Trang tin tức y tế và sức khỏe Stat dẫn lời một quan chức của Pfizer cho biết đến tháng 3/2022 hãng này có thể sản xuất 1 tỉ liều vaccine mới trong 1 quý.

Hãng dược Moderna cũng cho biết đầu năm 2022 hãng có thể sản xuất vaccine mới với số lượng lớn.

Hiện các hãng dược Pfizer, Moderna và AstraZeneca đang gấp rút chạy đua sản xuất các loại vaccine đặc hiệu phòng ngừa các biến thể. Theo một bài báo đăng trên tạp chí Nature số ra tháng 10/2021, các hãng dược phẩm đã thử nghiệm các vaccine đặc hiệu phòng ngừa các biến thể như Beta - được cho là biến thể có khả năng né tránh sự bảo vệ của các vaccine cao hơn so với những biến thể khác.

Đáng chú ý, các hãng đã tính đến cách thức để các vaccine mới vượt qua quy trình phê duyệt. Việc sản xuất các vaccine ngừa COVID-19 hiện nay bắt đầu được thực hiện vào tháng 1/2020, khi các nhà khoa học giải được trình tự gene của virus SARS-CoV-2. Đến tháng 12/2020, Mỹ phê duyệt lưu hành vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. Đây là tốc độ kỷ lục đối với sản xuất và lưu hành vaccine bởi trước đây, thông thường phải mất vài năm mới có thể phát triển và thử nghiệm vaccine. Trước khi được cấp phép lưu hành, vaccine phải trải qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người, trong đó giai đoạn 3 có sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Các thử nghiệm lâm sàng lớn cần nhiều thời gian, do đó, khó có thể tiến hành đối với vaccine chống biến thể Omicron. Chưa kể, việc đã có sẵn các loại vaccine phòng ngừa khiến nhiều người ngần ngại tham gia thử nghiệm vaccine mới. Tuy nhiên, có thể sử dụng những

phân tích khác để xác định hiệu quả của các vaccine mới ngừa COVID-19 mà không cần tiến hành các thử nghiệm quy mô lớn trên người. Theo nhà khoa học Mikael Dolsten thuộc Pfizer, một thử nghiệm nhỏ đánh giá mức độ an toàn và phản ứng miễn dịch có thể được hoàn thành trong 1 tháng.

Trên thực tế, nhiều chuyên gia cảnh báo các biến thể mới thường sinh sôi ở những khu vực có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 thấp và từ đó tấn công các khu vực còn lại của thế giới. Khu vực miền Nam châu Phi là nơi đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của biến thể Omicron. Thống kê cho thấy các nước thu nhập thấp, chủ yếu ở châu Phi, chỉ nhận được 0,6% lượng vaccine của thế giới, trong khi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhận hơn 80%. Do đó, giới chuyên gia cho rằng ngay khi nhanh chóng tạo ra được vaccine mới, các nước cần nỗ lực triển khai tiêm vaccine cho những người còn do dự, cũng như chuyển vaccine tới những nơi tiếp cận vaccine chậm, chủ yếu ở châu Phi. Nếu không, thế giới sẽ "mắc kẹt" trong cuộc chiến chống biến thể.

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.