Trừng phạt Nga, Mỹ mất nhiều hơn được

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Những đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ có thể khiến Nga bị tổn thương, nhưng cũng sẽ làm các đồng minh châu Âu của họ chịu thiệt hại nhiều không kém.
(Ảnh minh hoạ: Bloomberg)
(Ảnh minh hoạ: Bloomberg)

Khi Nga sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã áp đặt những đòn trừng phạt kinh tế với hàng trăm quan chức và doanh nghiệp Nga, đồng thời hạn chế sự đầu tư và giao thương ở các lĩnh vực tài chính, dầu mỏ và quân sự của nước này.

Giờ đây, khi quân đội Nga đang tập trung đông đúc ở biên giới Ukraine, Tổng thổng Joe Biden tuyên bố Mỹ và các đồng minh sẽ đáp trả bằng những đòn trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nếu tình hình quân sự tiếp tục leo thang, trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/12 vừa qua.

Trừng phạt Nga, Mỹ mất nhiều hơn được ảnh 1
Hai tổng thống Putin và Biden chào nhau trong phần mở đầu Thượng đỉnh trực tuyến Nga-Mỹ, ngày 7/12. (Nguồn: Anadolu)

Tuy nhiên, vẫn không rõ liệu những biện pháp cứng rắn của Mỹ có thể khiến Nga chùn bước trong vấn đề Ukranie hay không. Trong lịch sử, những đòn trừng phạt kinh tế thường mang lại thất bại nhiều hơn là thành công. Và động thái sẽ gây thiệt hại khủng khiếp nhất cho nền kinh tế Nga - hạn chế tối đa xuất khẩu dầu của nước này, cũng sẽ gây thiệt hại cho các đồng minh châu Âu của Mỹ.

Jeffrey Schott, chuyên gia tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết: "Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi thấy rằng các lệnh trừng phạt kinh tế là một công cụ hạn chế, bởi tác động của chúng thường không đủ để một nước phải thay đổi những chính sách lớn của mình."

Ông Biden và các cộng sự vẫn đang cân nhắc một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế với các doanh nghiệp, ngân hàng Nga những người thân cận nhất của ông Putin; ngăn cản việc chuyển đổi đồng rúp thành đô-la; gây sức ép để buộc Đức không cho phép đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 giữa Nga và châu Âu hoạt động.

Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về đường ống Nord Stream 2. Tuy vậy, dự trữ khí đốt ở châu Âu hiện đang ở mức thấp bất thường, và nhiều người đang lo lắng về tình trạng thiếu hụt khí đốt và giá tăng cao trong mùa đông. Nga cung cấp hơn 1/3 lượng khí đốt của châu Âu qua đường ống Nord Stream hiện có, và đã bị cáo buộc giữ lại nguồn cung đó như một cách gây sức ép buộc Đức phê duyệt Nord Stream 2. Moscow có thể trả đũa các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng cách cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

"Các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ sẽ làm tổn thương cả Nga lẫn châu Âu," ông Schott khẳng định.

Trừng phạt Nga, Mỹ mất nhiều hơn được ảnh 2

Trừng phạt Nga, Mỹ sẽ khiến cả các đồng minh châu Âu bị tổn thương. (Ảnh: AP)

Một trong những biện pháp cực đoan nhất Mỹ có thể làm, đó là loại bỏ Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, như đã từng làm với Iran. Năm 2019, Thủ tướng Nga lúc bấy giờ là Dmitri A. Medvedev đã gọi hành động đó là “một lời tuyên chiến”.

SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia. Cho đến thời điểm này, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. SWIFT hiện là tổ chức đảm nhận rất nhiều giao dịch điện tử xuyên biên giới.

Theo Maria Shagina, chuyên gia về chính sách quốc tế, việc loại Nga khỏi SWIFT sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nước này. “Điều đó sẽ chấm dứt tất cả các giao dịch quốc tế của Nga, kích hoạt sự biến động tiền tệ và gây ra sự dịch chuyển vốn lớn khỏi Nga."

Tuy vậy, đó vẫn là biện pháp sẽ làm tổn thương cả các nước châu Âu, bởi họ giao dịch và làm ăn với Nga nhiều hơn Mỹ. Một số nhà phân tích kinh tế và chính trị đã nói rằng, loại trừ Nga khỏi SWIFT sẽ là biện pháp cuối cùng.

Arie W. Kruglanski, giáo sư tâm lý học tại Đại học Maryland nhận xét, khi đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt, các nhà kinh tế thường bỏ qua khía cạnh tâm lý. “Các biện pháp trừng phạt có thể hiệu quả khi các nhà lãnh đạo quan tâm đến kinh tế hơn bất cứ điều gì khác," Kruglanski nói, nhưng ông không cho rằng Tổng thống Vladimir Putin là một người như vậy. Theo ông, những người như ông Putin coi bản thân mình là thứ quan trọng nhất, nên các biện pháp trừng phạt nhiều khả năng sẽ làm Nga chống trả hơn là thoả hiệp.

Theo James Nixey, Giám đốc chương trình Nga - Âu - Á của Viện nghiên cứu Chính sách Chatham House (London, Anh), tác động của những lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine lên Nga là không đáng kể.

"Một phần do việc thực hiện các lệnh trừng phạt diễn ra chậm chạp, một phần do Nga có thể kiểm soát tác động của chúng lên nền kinh tế. Nga biết cách sống chung với những đòn trừng phạt."

Theo New York Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.