Lãnh đạo Nga - Mỹ tìm cách tháo 'ngòi nổ' Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ sắp sửa diễn ra, cả hai nhà lãnh đạo Joe Biden và Vladimir Putin sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề cấp bách về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự tại Ukraine.
Lãnh đạo Nga - Mỹ tìm cách tháo 'ngòi nổ' Ukraine

Câu hỏi quan trọng được đặt ra trong hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ, và cũng là chủ đề tranh luận sôi nổi giữa các nhà phân tích, là liệu ông Putin có thực sự phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới hay không, hay liệu Tổng thống Nga đang sử dụng viễn cảnh chiến tranh để gây áp lực buộc ông Biden ngăn Ukraine gia nhập NATO.

Trước đó, tờ Washington Post trích dẫn các nguồn tin tình báo cho rằng Điện Kremlin đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công vào đầu năm 2022 với sự tham gia của 175.000 binh sĩ.

Nhiều nhà phân tích lại nghi ngờ phía Nga sẽ thực sự gây chiến, một kịch bản khiến nước này vấp phải sự lên án của cộng đồng quốc tế làn sóng cấm vận.

"Putin đã thực sự tăng cược trong ván bài này. Ông ấy không còn lừa phỉnh nữa", bà Tatiana Stanovaya, người sáng lập Trung tâm tư vấn chính trị R.Politik, nhận định. "Ông ấy sẵn sàng thực hiện nước đi liều lĩnh."

Bài kiểm tra cho Biden

Cuộc khủng hoảng an ninh tại Đông Âu có thể đặt ra bài kiểm tra lớn nhất đối với sự am hiểu chính sách đối ngoại và tầm ảnh hưởng của vị Tổng thống 78 tuổi của Mỹ.

Trước khi bước vào hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai trong năm, cả Biden và Putin đều đã chạm mặt nhau nhiều lần trong quá khứ.

Họ gặp nhau lần đầu tiên tại Điện Kremlin vào năm 2011. Trong cuộc gặp, Phó Tổng thống Joe Biden từng nhận xét nhà lãnh đạo Nga rằng: "Tôi không nghĩ rằng ngài có linh hồn". Đáp lại đối phương, ông Putin nói: "Chúng ta đều hiểu nhau."

Họ gặp lại nhau vào năm 2014 tại Geneva để giải quyết vấn đề áp lực quân sự của Nga đối với Ukraine.

Lần gần nhất hai nhà lãnh đạo gặp nhau cũng là ở Geneva vào ngày 16/6 năm nay, khi ông Biden ở cương vị Tổng thống.

Sau nửa năm, ông Putin lại lần nữa gây áp lực quân sự để buộc Biden quay trở lại bàn đàm phán. Các nhà phân tích nhận định động thái trên cho thấy Tổng thống Nga đang muốn lập lại thế cân bằng giữa Moscow và Washington trên trường quốc tế.

Hôm thứ Sáu, ông Biden tuyên bố sẽ làm mọi cách để gây khó khăn cho Nga trong việc tiến hành một cuộc xâm lược.

Tổng thống Nga đã cảnh báo phương Tây và chính quyền Kiev không nên vượt qua "ranh giới đỏ" của Điện Kremlin, bao gồm cả việc viện trợ vũ khí cho Ukraine.

"Tôi sẽ không chấp nhận ranh giới đỏ của bất kỳ ai", ông Biden đáp lại.

Áp lực từ phương Đông

Giới chuyên gia nhận định, Điện Kremlin lo ngại xu hướng ngả hẳn về phương Tây và gia nhập NATO của Ukraine, khiến Nga lựa chọn giải pháp quân sự nhằm dập tắt ý định này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ Năm tuần trước đã kêu gọi người đồng cấp Mỹ Antony Blinken đưa ra "những đảm bảo an ninh" rằng quân đội NATO sẽ không tiến gần hơn đến biên giới của Nga.

Nhà phân tích Tatiana Stanovaya cho rằng đây có thể là quan điểm mấu chốt của Putin: "Hoặc NATO cung cấp bảo đảm hoặc Nga xâm lược Ukraine", bàStanovaya chỉ ra.

Nga tiếp tục bác bỏ mọi ý định gây hấn, thay vào đó cáo buộc phương Tây có những hành động khiêu khích ở Biển Đen.

NATO đã công nhận Kiev vào tháng 6 năm 2020 là một trong số ít các nước được gọi là "đối tác cơ hội nổi bật", một bước trước khi có được tư cách thành viên.

Fyodor Lukyanov, một nhà phân tích chính trị nổi tiếng thân cận với Điện Kremlin, không đánh giá cao về hiệu quả của hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ lần này, nhưng không cho rằng chiến tranh sẽ nổ ra nếu đàm phán thất bại.

"Không, đây là sự cuồng loạn mà phương Tây tạo ra", ông Lukyanov cho biết. "Các cuộc chiến thường bắt đầu đột ngột. Nếu xảy ra, nó sẽ bắt đầu theo cách khác."

Heather Conley, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu, cho biết bà tin rằng ông Putin sẵn sàng gây "áp lực rất lớn" trong tình thế bế tắc ở Ukraine.

"Nếu Nga không đạt được các biện pháp phù hợp mà họ đang tìm kiếm và mọi nỗ lực ngoại giao đều thất bại, thì Putin sẽ sử dụng các phương tiện quân sự để đạt được mục tiêu chính trị của mình", bà Conley dự đoán.

Theo AFP
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.