Trung Quốc ra luật bảo vệ sông Hoàng Hà

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuối tuần qua, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc đã thông qua luật bảo vệ sinh thái và tài nguyên nước quanh con sông dài thứ hai của đất nước, khi các nhà chức trách có kế hoạch giảm thiểu tác động của suy thoái môi trường và rủi ro do biến đổi khí hậu.
Trung Quốc ra luật bảo vệ sông Hoàng Hà

Luật Bảo vệ sông Hoàng Hà nhấn mạnh giới hạn lượng nước ngầm có thể rút khỏi lưu vực, lưu ý rằng các thị trấn nhỏ, với quy mô dân số không vượt quá 150.000 người, trong lưu vực không được vượt quá giới hạn rút nước ngầm do chính phủ phân bổ. Tuy nhiên, luật không chỉ rõ những giới hạn và yêu cầu đó là gì.

Luật mới, có hiệu lực từ ngày 1/4 năm 2023, nhằm giải quyết việc sử dụng nước ngầm, từ lâu đã là một trong những nguyên nhân chính gây mất nước và hủy hoại môi trường dọc theo lưu vực sông Hoàng Hà.

Trong khi mực nước rút trên dòng chính của sông Hoàng Hà là nguyên nhân gây lo ngại kể từ những năm 1970, hoạt động sản xuất gia tăng và sự bùng nổ kinh tế đã càng làm vấn đề này thêm trầm trọng, nổi bật nhất là vào những năm 1990.

Sông Hoàng Hà, chảy từ tỉnh Thanh Hải ở phía tây bắc Trung Quốc đến tỉnh Sơn Đông ở phía đông, là nguồn cung cấp nước cho hơn 50 thành phố và là nguồn cung cấp nước tưới cho 15% diện tích đất nông nghiệp của nước này.

Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch phân bổ nguồn nước sông Hoàng Hà cụ thể vào năm 1987 để giải quyết vấn đề thiếu nước. Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường lưu ý rằng chính sách này không đề cập đến việc quản lý sử dụng nước ngầm, nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường và sinh thái.

Luật về sông Hoàng Hà được đưa ra 2 năm sau khi Trung Quốc thông qua Luật bảo vệ sông Dương Tử (sông Trường Giang) nhằm bảo vệ con sông này khỏi tình trạng ô nhiễm và đánh bắt cá trái phép.

Theo Sixth Tone
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.