Trung Quốc siết chặt an ninh trước thềm kỳ họp Lưỡng hội 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Để chuẩn bị cho sự kiện chính trị quan trọng đầu năm, an ninh tại thủ đô Bắc Kinh được siết chặt.
Trung Quốc siết chặt an ninh trước thềm kỳ họp Lưỡng hội 2024

Những ngày này, thủ đô Bắc Kinh đang tập trung chuẩn bị tiến hành kỳ họp Lưỡng hội thường niên, bao gồm Kỳ họp thứ hai Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (CPPCC - Chính Hiệp) và Kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại, tức Quốc hội) khóa XIV.

An ninh được siết chặt trên toàn thành phố Bắc Kinh, đặc biệt là xung quanh khu vực diễn ra kỳ họp ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, các khu vực trọng yếu và những tuyến phố dẫn đến nơi tổ chức sự kiện mỗi năm một lần này.

Kỳ họp Lưỡng hội năm nay sẽ bắt đầu với phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai Chính Hiệp khóa XIV vào ngày 4/3, và Kỳ họp thứ hai Nhân Đại khóa XIV khai mạc vào ngày 5/3. Trong kỳ họp này, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dự kiến sẽ công bố loạt mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong năm nay, bao gồm mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm cũng như các chính sách để đạt được những mục tiêu này.

Để bảo vệ sự kiện trọng đại trên, giới chức trách Trung Quốc đã tăng cường tối đa lực lượng an ninh. Tại tất cả các tuyến phố dẫn tới Đại Lễ đường Nhân dân cùng những địa điểm lưu trú của các đại biểu về dự họp, lực lượng an ninh xuất hiện dày đặc với đầy đủ các phương tiện và trang thiết bị nhằm đảm bảo sự kiện diễn ra thành công.

Khoảng một tuần qua, hàng trăm nghìn nhân viên thuộc các lực lượng cảnh sát, an ninh, cứu hỏa và quân đội đã được huy động tuần tra và cắm chốt trên đường phố Bắc Kinh. Trong khi đó, chính quyền thành phố cũng huy động thêm hàng trăm nghìn thành viên các đội dân phòng để hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh cho sự kiện.

Người dân Bắc Kinh đã được thông báo về những tuyến phố cấm và thời điểm có thể lưu thông. Giới chức Trung Quốc cũng thiết lập vùng cấm bay ở thủ đô Bắc Kinh trong thời gian diễn ra kỳ họp Lưỡng hội.

Kỳ họp Lưỡng hội thường niên là một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, với việc đặt ra các ưu tiên và kế hoạch liên quan đến kinh tế, ngoại giao, quân sự và phát triển xã hội cho năm 2024.

Kỳ họp năm nay đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là năm quan trọng để đạt được các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch quốc gia 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc (2021-2025), chính vì vậy sự kiện năm nay càng có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.