Truy tố Vũ 'nhôm' cùng 25 bị can trong vụ Đông Á Bank

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cùng 25 bị can trong vụ án kinh tế xảy ra tại Đông Á Bank.

Truy tố Vũ 'nhôm' cùng 25 bị can trong vụ Đông Á Bank

Ngày 14-10, một nguồn tin cho biết Viện kiểm sát NDTC vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cùng 25 bị can khác trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỉ đồng cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (Đông Á Bank).

Theo TTXVN, Phan Văn Anh Vũ bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 

Ông Trần Phương Bình (cựu TGĐ, phó chủ tịch HĐQT, chủ tịch Hội đồng tín dụng Đông Á Bank) bị truy tố về hai tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

24 bị can còn lại bị truy tố về các tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cáo trạng xác định với vai trò là TGĐ, phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch Hội đồng tín dụng Đông Á Bank, Trần Phương Bình đã chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt gần 2.100 tỉ đồng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại hơn 1.500 tỉ đồng; tổng cộng gây thiệt hại cho Đông Á Bank là hơn 3.600 tỉ đồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tại thời điểm ngày 31-12-2015 Đông Á Bank lỗ lũy kế hơn 31.000 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 25.400 tỉ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn hơn 47.000 tỉ đồng. 

Trong số các nhóm hành vi trên, Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 203 tỉ đồng của Đông Á Bank.

Cụ thể, năm 2013, Đông Á Bank bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ. Bị can Trần Phương Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ Đông Á Bank từ 5.000 tỉ lên 6.000 tỉ đồng để thu hút vốn đầu tư, xử lý khó khăn cũng như nâng cao thương hiệu, vị thế của ngân hàng này.

Do quen biết nhau từ trước, hai bên bàn bạc, thống nhất về việcPhan Văn Anh Vũsẽ mua 60 triệu cổ phần Đông Á Bank với giá 600 tỉ đồng để trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại Đông Á Bank.

Nguồn tiền để mua số cổ phần trên gồm 400 tỉ đồng mà Vũ “nhôm” vay của Đông Á Bank bằng việc thế chấp 220 lô đất tại TP Đà Nẵng. Đối với 200 tỉ đồng còn lại, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên xuất quỹ cho Phan Văn Anh Vũ, sau đó Vũ ký khống chứng từ nộp 200 tỉ vào Đông Á Bank.

Đến năm 2014, do việc tăng vốn điều lệ không thành công, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên chuyển trả 600 tỉ đồng và hơn 9,5 tỉ đồng tiền lãi vào tài khoản của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 do Phan Văn Anh Vũ làm chủ tịch HĐQT.

Cáo trạng xác định Vũ “nhôm” chỉ nộp 400 tỉ đồng nhưng lại nhận hơn 609,5 tỉ đồng, tức là đã chiếm đoạt của Đông Á Bank 200 tỉ đồng (tiền gốc) do ký chứng từ nộp khống và gần 3,2 tỉ đồng (tiền lãi) từ số tiền này.

Vũ “nhôm” chưa nộp tiền khắc phục hậu quả

Trước đó, trong kết luận điều tra bổ sung mới nhất, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho hay Phan Văn Anh Vũ vẫn chưa khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra.

Cụ thể, VKSND Tối cao trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung lần thứ hai, đề nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác minh, kê biên tài sản để đảm bảo khắc phục hậu quả theo đề nghị của Phan Văn Anh Vũ về việc xin gặp gia đình để thống nhất nộp khắc phục hậu quả 200 tỉ đồng và hơn 3 tỉ đồng tiền lãi liên quan đến việc mua cổ phần DAB tại các lá đơn mà bị can này gửi tới VKSND Tối cao.

Về vấn đề này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã làm việc với Phan Văn Anh Vũ nhằm làm rõ phương án khắc phục hậu quả. Theo đề nghị của Vũ, công an đã cho bị can này gặp vợ và anh trai để trao đổi về việc Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sẽ nộp tiền mặt để khắc phục hậu quả số tiền 200 tỉ đồng cùng hơn 3 tỉ tiền lãi như đã nói ở trên. Tuy nhiên, đến nay công ty này vẫn chưa nộp tiền.

Quá trình điều tra, cơ quan công an cũng đã xác minh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của Vũ “nhôm” (căn hộ P1202 The Lancaster số 22 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) nhưng chủ sở hữu của căn hộ này lại là hai người khác không có quan hệ họ hàng gì với Vũ, do đó chưa đủ căn cứ kê biên tài sản này.

Ngoài ra, Vũ còn liên quan đến bảy bất động sản tại nhiều địa chỉ ở Đà Nẵng cũng như TP.HCM. Tuy nhiên, cả bảy bất động sản này đều là vật chứng của vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ do Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an thụ lý, đã được cơ quan này kê biên và niêm phong.


Theo PLTPCHM
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.