TS Lê Đăng Doanh: "Doanh nghiệp đang cắn răng chịu giá điện cao"

Hiện nay, nước ta đang chuyển sang chế độ kinh tế thị trường. Tuy nhiên, EVN đang ôm từ khâu sản xuất, phân phối đến bán lẻ đến từng hộ dân, làm bất bình đẳng trong cạnh tranh.
TS Lê Đăng Doanh: "Doanh nghiệp đang cắn răng chịu giá điện cao"

Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng CIEM, Bộ Công Thương và EVN cần xem lại biểu giá lũy tiến đang áp dụng có phù hợp với thu nhập của người dân hiện nay không. Theo ông, việc tính giá điện lũy tiến đang là vấn đề bức xúc của dư luận. Người dân có cơ sở để hoài nghi về các khuất tất trước các hóa đơn tiền điện cao bất thường.

TS Doanh cho rằng EVN nói giá điện trong nước còn thấp so với các nước rồi tăng giá. Tuy nhiên, giá điện của nước ta thấp hơn của các nước khác nhưng thu nhập của họ lại gấp nước ta rất nhiều lần. Vì vậy, EVN cần phải xem lại giá điện hiện nay có phù hợp không.

Ngoài ra, ông Doanh còn cho biết, không chỉ với hộ tiêu dùng, ngành điện đang đẩy khó khăn cho cả doanh nghiệp, nhất là các ngành thép, xi măng. Các doanh nghiệp này cũng đang cắn răng chịu giá điện cao. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập.

TS Lê Đăng Doanh: "Doanh nghiệp đang cắn răng chịu giá điện cao" - anh 1

Rất nhiều người bức xúc vì cách tính giá điện.

TS Nguyễn Ngọc Hưng, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), cho rằng mức độ cạnh tranh của thị trường điện Việt Nam rất thấp. EVN đang độc quyền, ôm tất cả các khâu từ sản xuất, truyền tải đến bán lẻ tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Cụ thể, EVN có rất nhiều nhà máy điện và các trung tâm điều độ điện quốc gia, tổng công ty truyền tải đều thuộc EVN. Nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào thị trường điện đều phải “qua tay” EVN để đấu nối vào hệ thống lưới điện.

Theo ông Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM) Thiết lập thể chế thị trường cạnh tranh là phải thay đổi cấu trúc cách thức quản lý. Có nhiều khái niệm như người vận hành thị trường, điều tiết thị trường, giám sát thị trường Việt Nam chưa có, hoặc có nhưng không độc lập.

Các cơ quan này cần đứng độc lập để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng, và bảo vệ lợi ích người sản xuất. Cần tách biệt hệ thống truyển tải khỏi sản xuất, đây là hệ thống độc quyền tự nhiên nhà nước phải vận hành nó, để người sản xuất và người tiêu dùng có quyền bình đẳng như nhau và thuận lợi tiếp cận hệ thống truyền tải. Giá cả của nó phải là giá dịch vụ công ích.

Hoàng Thúy (t/h)

>>> Xem thêm:

EVN có Tổng giám đốc mới

Vụ ô nhiễm tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 2: Phải nghiêm khắc kiểm điểm

Chưa nóng đã “sốt” thiết bị tiết kiệm điện

Bình luận
Toàn cảnh Hội thảo - Tập huấn.
Gỡ rào cản kỳ thị với phụ nữ sống chung với HIV
(Ngày Nay) - Ngày 10/4, tại tỉnh Quảng Bình, đã diễn ra Hội thảo - Tập huấn nhằm tìm kiếm các giải pháp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với phụ nữ sống chung với HIV và phụ nữ bị bạo lực giới - hai nhóm đối tượng đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và hỗ trợ thiết yếu.
Ukraine nêu rõ "lằn ranh đỏ" trong đàm phán chấm dứt xung đột
Ukraine nêu rõ "lằn ranh đỏ" trong đàm phán chấm dứt xung đột
(Ngày Nay) - Một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.