Tuyến metro số 1 tại TPHCM: Vì đâu tường vây bị 'bào' còn 1,5m?

Không thông qua cơ quan quản lý chuyên môn, lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị thành phố đã phê duyệt giảm độ dày tường vây hầm metro số 1 từ 2m xuống còn 1,5m.
Công nhân thi công tuyến hầm metro số 1. Ảnh: Nguyên Anh
Công nhân thi công tuyến hầm metro số 1. Ảnh: Nguyên Anh

Lấy lý do tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian xây dựng cho gói thầu 1a, tuyến metro số 1, ngày 21/8/2017 ông Lê Nguyễn Minh Quang- Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) đã ký quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật của gói thầu Xây dựng đoạn ngầm từ lý trình km 0-132 đến km 0+ 165. Trong đó, đáng chú ý ông Quang phê duyệt quyết định thay đổi hạng mục Thiết kế vĩnh cửu của khu vực đường Lê Lợi ở phần điều chỉnh “Chiều dài tường vây từ 2m thành 1,5m của đoạn hầm đào hở từ lý trình km 0+397 đến km 0+615” tuyến metro số 1.

Trước khi ký Quyết định số 290/QĐ-BQLĐSĐT ngày 21/8/2017, đại diện của MAUR dựa vào Công văn 7552/UBND-QLDA ngày 8/12/2015 của UBND về việc thí điểm ủy quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng đối với các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TPHCM do UBND TPHCM quyết định đầu tư. Ngoài ra, trước đó vào tháng 7/2017, chính MAUR đã làm việc với Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Sao Việt (VISTA CORP) về việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật điều chỉnh chiều dày tường vây từ 2m thành 1,5m.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, tại báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật, VISTA CORP cho rằng phương án thay đổi, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật là “phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra”. Thậm chí, VISTA CORP còn cho rằng sự hợp lý của giải pháp thay đổi thiết kế chiều dày tường vây là đảm bảo an toàn thi công và vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1.

Điều đáng nói, đơn vị tư vấn chung là Liên danh NJPT khi được tham gia về việc thay đổi này đã “không phản đối với thay đổi thiết kế chiều dày tường vây từ 2m xuống còn 1,5m”. Dựa vào điều này, quyết định do người đứng đầu MAUR ký nêu rõ: “Đây là cơ sở để chấp nhận sự thay đổi một cách hợp lý”.

Cầm đèn chạy trước ô tô?

Trước thực trạng này, ngày 6/3/2018, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM Nguyễn Văn Tám có công văn về việc ủy quyền thẩm định phê duyệt thiết kế cũng như liên quan đến điều chỉnh thiết kế tường vây. Theo Sở GTVT, ngày 28/2/2018, sở này đã tổ chức họp với Sở Nội vụ, KH- ĐT, Tư pháp, Sở Xây dựng và MAUR theo chỉ đạo của UBND TPHCM về việc uỷ quyền cho MAUR liên quan đến điều chỉnh chiều dày tường vây tuyến metro số 1.

Theo đó, tại Công văn 7552/UBND-QLDA ngày 8/12/2015, UBND TP giao MAUR chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng tuyến metro số 1 và trình UBND TP phê duyệt kết quả thẩm định. Tuy nhiên, theo Sở GTVT thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật tuyến đường sắt số 1 thuộc cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ GTVT. Ngoài ra, Nghị định 42/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/6/2017 quy định: “Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc TPHCM và Hà Nội chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công công trình thuộc dự án do UBND thành phố quyết định đầu tư”.

Từ cơ sở này, Sở GTVT cho rằng từ ngày 1/6/2017, nội dung ủy quyền tại văn bản 7552/UBND-QLDA ngày 8/12/2015 cho MAUR không còn phù hợp với Nghị định 42 của Chính phủ. “Qua trao đổi tại cuộc họp ngày 28/2/2018 được biết trong thời gian được ủy quyền tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, MAUR không trình UBND TPHCM phê duyệt kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật các hạng mục ở metro số 1 là chưa đúng chỉ đạo của UBND thành phố”- công văn nêu rõ.

Trong quyết định của lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị thành phố cho rằng kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật của VISTA CORP về “phương án thay đổi, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật là phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra”. Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT cho rằng, việc MAUR  giao cho Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Sao Việt thực hiện công tác thẩm tra và sử dụng kết quả thẩm tra làm cơ sở thẩm định trong khi chưa xem xét, đánh giá năng lực nhà thầu, chưa hoàn tất thủ tục ký kết hợp đồng tư vấn là chưa thực hiện đúng các quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND TPHCM.

Trong công văn do ông Nguyễn Văn Tám- Phó giám đốc Sở GTVT ký gửi đi, cho rằng điều chỉnh thiết kế tường vây từ 2m xuống còn 1,5m là sự thay đổi lớn, làm thay đổi khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Vì vậy, theo sở này chủ đầu tư phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật điều chỉnh tường vây trước khi phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế MAUR đã không trình Sở GTVT TPHCM thẩm định. Điều này cho thấy MAUR tổ chức thẩm định và phê duyệt điều chỉnh chưa đúng về trình tự, thiếu về thủ tục…

Thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM, Sở giao thông vận tải đã chọn tư vấn độc lập là Tổng Cty tư vấn thiết kế GTVT- TEDI thẩm tra về độ an toàn của tường vây khi bị điều chỉnh, kết quả từ TEDI cho thấy việc hạ từ 2m xuống còn 1,5 m đảm bảo về khả năng chịu lực của tường vây. TEDI cũng cho rằng độ ổn định khi tường vây chuyển vị trong giá trị cho phép. Tuy nhiên, Sở GTVT yêu cầu MAUR phối hợp với đơn vị tư vấn, nhà thầu thống nhất biện pháp tăng cường độ ổn định của tường vây để bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang nói gì?

Chiều 25/12, trao đổi với Tiền Phong về việc tường vây ở lý trình km 0+397 đến km 0+615” tuyến metro số 1 bị điều chỉnh thiết kế từ 2m xuống còn 1,5m, ông Lê  Nguyễn Minh Quang- Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP cho biết: “Trước khi về nhận nhiệm vụ tại Ban vào năm 2016 thì trước đó vào năm 2015 UBND TPHCM đã có quyết định ủy quyền cho MAUR “tổ chức thẩm định các công trình”. Tuy nhiên anh em ở Ban cứ nghĩ là mình có quyền thẩm định mà không hiểu là chỉ được “tổ chức thẩm định” mà thôi nên sau đó tôi phát hiện ra chuyện này và đã chuyển lại tất cả hồ sơ cho Sở GTVT. “Việc này do anh em chủ quan”, ông Quang nói thêm.

Theo ông Quang, sau khi điều chỉnh thiết kế tường vây hầm metro số 1 thì MAUR đã làm lợi cho thành phố 93 tỷ đồng và rút ngắn thời gian thi công xuống 5 tháng. Việc tư vấn rất khách quan do có 3 đơn vị tư vấn cho vấn đề điều chỉnh tường vây từ 2m xuống còn 1,5m, gồm có đơn vị của Nhật, VISTA CORP và Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT- TEDI. “Cả 3 đơn vị đều cho kết quả việc điều chỉnh là tương tự nhau. Việc điều chỉnh phê duyệt tường vây là đúng chức năng”- ông Quang khẳng định và cho biết xảy ra câu chuyện này là có người “chơi” mình khi bị điều chỉnh và giảm chi phí gần 100 tỷ đồng so với thi công trước đó hơn 300 tỷ đồng.

Theo Tiền Phong
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.