Trần Phương Huyền hay thường được người ta gọi là tỷ phú vải vụn. Cô vốn là con út trong gia đình có hai anh em. Bố làm chủ một Hãng phim. Mẹ giáo viên, nhưng ngòai công việc ở trường, mẹ cô còn có một xưởng may đồng phục học sinh. Từ cơ sở may bé nhỏ của gia đình đã định hình trong Huyền ý nghĩ về kinh doanh.
Xưởng may đồng phục đông khách, vải thừa nhiều lắm. Những lúc thơ thẩn một mình, Huyền thường lân la nhặt vải dưới đất làm đồ hàng chơi. Tuổi thơ của Huyền đã lớn dần với từng thớ vải vụn.
Từ những mảng vải vụn của mẹ, Phương Huyền đã mày mò làm thành những chếc gối |
Bước vào năm thứ nhất Đại học Ngoại thương, Huyền xác định “phải có cửa hàng riêng”. Nên sau một thời gian hoạt động nhỏ lẻ, Cô đã chính thức có một công ty riêng của mình với thương hiệu Takeone.
Với Phương Huyền, khi bước vào kinh doanh cô đã học hỏi và tích cóp cho mình được rất nhiều nhiều vốn liếng từ gia đình, đặc biệt là mẹ mình.
Huyền chia sẻ: “Mẹ tôi là người rất thông minh tháo vát từ rất nhỏ mẹ đã hướng dẫn cho tôi sự khéo léo của đôi tay để may cho đến nữ công gia chánh, rồi xếp đặt mọi thứ trong gia đình một cách hợp lý. Chính những điều đó giúp tôi học được từ mẹ các bố trí sản xuất làm sao cho hiệu quả nhất”.
Phương Huyền luôn tỷ mĩ để tạo ra những sản phẩm có tính cách riêng biệt |
“Trong may vá mẹ tôi rất tỉ mỉ và cẩn thận trọng từng đường kim mũi chỉ, mẹ luôn tìm cách sáng tạo để những bộ quần áo có điểm nhấn. Nên khi những sản phẩm mẹ tôi làm ra đều rất đẹp khiến tôi ngưỡng mộ bà vô cùng và nằng nặc đòi mẹ dạy cho may vá để sau này tự may cho mình những bộ quần áo đẹp như vậy”. Huyền chia sẻ.
Nhớ lại những ngày được bảo ban, Huyền cho hay: “Ban đầu mẹ tôi đã hướng dẫn để tôi may các vật dụng trong gia đình như: Khăn trải bàn, túi đi học, may quần áo cho búp bê rồi dần dần mới tự mày mò làm”.
Huyền cũng chia sẻ thêm: “Cho đến nay những sản phẩm của Takeone ngoài màu sắc và mẫu mã đậm chất teen, tôi luôn đặt ra yêu cầu cho mỗi sản phẩm phải mang đặc tính riềng. Mỗi chiếc gối phải được tạo ra qua đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ và đầy sáng tạo nghệ thuật của người làm”.
“Mặc dù kinh tế gia đình không khó khăn nhưng mỗi khi có đơn đặt hàng mẹ tôi ngồi làm rất miệt mài, còn thức rất khuya để làm cho chỉnh chu và giao hàng đùng hẹn. Từ những công việc của mẹ, rồi hằng ngày cùng mẹ ngồi may giúp tôi học được tính kiên trì và nhẫn nại của bà”.
Các sản phẩm tôi làm ra đều là thủ công, nhiều người bảo với tôi rằng, “khi công nghệ phát triển, máy móc có thể thay thế nhiều khâu cho con người, cô nên nghĩ đến việc ấy”.
Tôi chỉ cười và nói, “đơn hàng về ngày càng nhiều nhưng tôi không có ý định thay đổi thương hiệu gối Handmade (làm bằng tay) bởi theo tôi mỗi sản phẩm là tất cả tâm huyết của người sáng tạo, nếu thay đổi, nó sẽ không còn độc đáo nữa. Vì vậy dù có lâu, có mất thời gian thì tôi vẫn sẽ giữ cách làm truyền thống của mình”.
Trần Phương Huyền học hỏi bí quyết kinh doanh từ bố |
Chia sẻ cùng người viết, Huyền bảo: “Trong công việc, bồ tôi rất nghiêm khắc, ông luôn luôn dặn tôi rằng điều quan trọng nhất trong bất cứ công việc gì cũng phải có đạo đức nghề nghiệp.
Trong từng sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, nguyên liệu phải tốt... Phải có đạo đức nghề nghiệp thì mới lâu dài được. Những điều răn ấy của bố tôi vẫn luôn khắc ghi và soi vào mỗi hoạt động kinh doanh, mỗi sản phẩm mà tôi làm ra, nên trước khi xuất hàng ra thị trường, tôi đều đích thân kiểm tra kỹ lưỡng từng sản phẩm để tránh sai sót.
Ngoài ra tôi cũng học được một phần ở bố là cách suy nghĩ rất thấu đáo và quyết đoán. Vì vậy mà tuy còn trẻ nhưng tôi luôn cảm thấy mình suy nghĩ già dặn, mạnh mẽ. Như khi nắm được nhu cầu của giới trẻ về quà tặng tôi đã không chần chừ quyết định thành lập Công ty TNHH Takeone, cái tên Takeone tức là sáng tạo”.
Nữ doanh nhân trẻ này cũng cho biết thêm: “Từ nhỏ, bố mẹ tôi không gò bó tôi điều gì cả, cũng không nâng đỡ tôi nhiều mà thường để cho tôi tự lập, tự làm và tự va vấp. Cần gì có thể bố mẹ sẽ hỗ trợ chứ không tham gia nhiều vào con đường tôi đã lựa chọn và hoạt động kinh doanh của tôi. Tôi cũng thấy những gì bố mẹ tôi làm rất hữu ích với tôi bởi có va vấp thì thành công.”
Xem thêm:
-Bà Nhữ Thị Sâm Nhung: Dạy con bằng cách “làm bạn học cùng con”
-Giáo sư Vũ Khiêu chia sẻ bí quyết dạy con trở thành giáo sư-tiến sĩ