Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, ước tính hàng năm chất thải rắn đô thị là khoảng 2,24 tỷ tấn, trong đó chỉ có 55% được quản lý tại các cơ sở kiểm soát chất thải. Đến năm 2050, con số này có thể tăng lên 3,88 tỷ tấn mỗi năm, làm gia tăng phát thải khí nhà kính trong môi trường đô thị và gây suy giảm đa dạng sinh học. Khoảng 931 triệu tấn thực phẩm thải ra mỗi năm và dự báo 37 triệu tấn chất thải nhựa sẽ đổ ra đại dương hàng năm vào năm 2040.
Ngày Quốc tế Không Rác thải 30/3 ra đời hướng đến thúc đẩy phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đồng thời nâng cao nhận thức về những đóng góp của các sáng kiến không rác thải trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững.
Các sáng kiến hướng đến mục tiêu không rác thải sẽ hỗ trợ tăng cường quản lý chất thải hợp lý, giảm thiểu và ngăn ngừa rác thải, góp phần giải quyết nguy cơ khủng hoảng đồng thời từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học. Điều này cũng đóng góp vào bảo vệ môi trường, tăng cường an ninh lương thực và cải thiện sức khỏe và an sinh của con người.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. |
Hiện tại, trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng tại Việt Nam, các khu DTSQ đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ước tính tổng lượng rác thải tại Việt Nam sẽ tăng từ 27 triệu tấn năm 2018 lên 54 triệu tấn vào năm 2030.
Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) là những vùng có các hệ sinh thái trên cạn, ven biển/hoặc kết hợp các loại hình trên. Những DTSQ trên thế giới được quy hoạch nhằm thúc đẩy các giải pháp cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý, phát triển bền vững. Hiện có 11 khu DTSQ tại Việt Nam được UNESCO công nhận kể từ năm 2000, bao gồm:
Nhân ngày 30/03 - Ngày Quốc tế Không rác thải lần thứ nhất, UNESCO kêu gọi tất cả mọi người cùng đồng hành trong hoạt động truyền thông “Khu dự trữ sinh quyển & Hành trình KHÔNG rác thải" tại 11 Khu DTSQ. Thông tin chi tiết truy cập tại fanpage UNESCO Office in Vietnam trên Facebook.
Hoạt động truyền thông “Khu dự trữ sinh quyển & Hành trình KHÔNG rác thải" thuộc Sáng kiến Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh của UNESCO, với sự hỗ trợ của The Coca Cola foundation./.