UNESCO cùng Tòa án Nhân quyền liên Mỹ thúc đẩy quyền tự do ngôn luận

(Ngày Nay) - Ngày 2/10, tại Trụ sở UNESCO (Paris), Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay và Thẩm phán Tòa án Nhân quyền liên Mỹ (IACHR), ông Eduardo Ferrer Mac-Gregor, đã ký một Bản ghi nhớ (MoU) nhằm tăng cường bảo vệ tự do ngôn luận, tự do báo chí và an toàn của các nhà báo ở khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribbean.
UNESCO cùng Tòa án Nhân quyền liên Mỹ thúc đẩy quyền tự do ngôn luận

Tổng Giám đốc Azoulay cho biết, trong 6 năm qua, UNESCO đã đào tạo hàng ngàn nhân viên tư pháp ở Mỹ Latinh nhờ các mối quan hệ đối tác trong khu vực, bao gồm cả với Tòa án Nhân quyền liên Mỹ. Thỏa thuận này là một bước tiến mới quan trọng để tăng cường hơn nữa sự hợp tác này, một hành động quan trọng để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và đấu tranh chống lại sự miễn trừng phạt, trong bối cảnh thủ phạm của 9/10 vụ giết hại nhà báo trên khắp thế giới vẫn chưa bị trừng phạt. Kế hoạch hành động này bao gồm việc tăng cường năng lực và kiến thức của các chủ thể tư pháp trên khuôn khổ pháp lý quốc tế và khu vực, điều chỉnh quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, tạo điều kiện cho sự phát triển của các hoạt động chung  như hội thảo, các khóa đào tạo và các khóa học trực tuyến mở rộng lớn (MOOC) về các vấn đề  liên quan.

Ông Eduardo chia sẻ, quyền truy cập thông tin công cộng, quyền tự do ngôn luận và sự an toàn của các nhà báo là những chủ đề mà Tòa án Nhân quyền liên Mỹ rất quan tâm. Tòa án cũng đã nỗ lực cùng với tổ chức UNESCO phổ biến các tiêu chuẩn quốc tế này. Theo ông Eduardo, Hiệp định hợp tác sẽ chính thức hóa và củng cố hơn nữa mối quan hệ bền chặt giữa hai tổ chức.

Bản ghi nhớ giữa UNESCO và Tòa án Nhân quyền liên Mỹ tương tự các thỏa thuận tương tự mà UNESCO đã ký với ba tòa án và tổ chức lớn khác trong khu vực trong những năm gần đây, bao gồm Hội nghị thượng đỉnh tư pháp của người Mỹ gốc Phi, Tòa án nhân quyền châu Phi và gần đây nhất là Tòa án công lý ECOWAS (được ký vào tháng 7 năm nay). Các thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực toàn cầu của UNESCO nhằm triển khai đào tạo chuyên môn cho các quan chức tư pháp và trao đổi trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin công cộng và an toàn của các nhà báo.

Từ năm 2013, UNESCO đã phát triển một bộ công cụ ở Mỹ Latinh, cùng với các hội thảo dành cho các thẩm phán, công tố viên, luật sư và các nhà xã hội dân sự, giúp củng cố các tiêu chuẩn tự do ngôn luận quốc tế và khu vực. Các khóa học trực tuyến đã thu hút khoảng 12.000 nhân viên tư pháp ở Mỹ Latinh, và cung cấp những khóa đào tạo quan trọng để giúp bảo vệ tự do ngôn luận và chấm dứt sự thờ ơ đối với tội ác diễn ra với các nhà báo.

Sau sự hợp tác thành công giữa UNESCO và nhiều đối tác trong khu vực Mỹ Latinh để triển khai các khóa học trực tuyến, dự án đã được mở rộng sang châu Phi, hợp tác với Tòa án châu Phi về vấn đề nhân quyền, đào tạo hơn 1.800 nhân viên tư pháp và đại diện xã hội dân sự. 

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.