Theo Báo cáo năm 2018 của Tổng giám đốc UNESCO về Sự an toàn và Nguy cơ bị xâm phạm của các nhà báo, trung bình cứ bốn ngày sẽ có một nhà báo hoặc nhân viên truyền thông bị giết hại. Những cái chết này khắc họa rõ nét về những rủi ro, bi kịch mà nhiều nhà báo phải đối mặt trong khi thực hiện nhiệm vụ. Số liệu thống kê mới nhất của UNESCO cho thấy rằng trong 89% trường hợp, không có tổ chức hay cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm và bị trừng phạt.
Cơ quan giám sát kể trên hiện đã ghi nhận 1.293 vụ giết hại kể từ năm 1993, bao gồm hơn 80 vụ từ đầu năm đến giờ. Cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép các nhà báo, nhà nghiên cứu và công chúng có được thông tin về các nhà báo bị giết hại, với các tùy chọn tìm kiếm dựa trên quốc tịch, quốc gia nơi xảy ra vụ giết hại, tên, giới tính, loại phương tiện truyền thông và tình trạng việc làm.
Cơ sở dữ liệu này cũng cung cấp thông tin về tình trạng tư pháp và, trong một số trường hợp, công khai các tài liệu có sẵn từ các cơ quan quốc gia về thủ tục tố tụng tư pháp. Tiểu sử quốc gia cho phép thông tin chi tiết về mức độ miễn trừ đối với thủ phạm của các vụ này.
UNESCO, với tư cách là cơ quan Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ thúc đẩy tự do ngôn luận và an toàn của các nhà báo, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến các vụ giết người và hỗ trợ các nước thành viên trong việc giải quyết những vụ việc không có người, tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công.